»

Chủ nhật, 23/02/2025, 06:01:39 AM (GMT+7)

Người cho hàng ngàn chim bồ câu ăn trên công viên Biển Đông Tin ảnh

(09:40:51 AM 14/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Mỗi sáng sớm, người đàn ông ấy lại nổi còi gọi cả ngàn con chim câu về quảng trường công viên Biển Đông (Đà Nẵng) để cho ăn, rồi nhìn chúng tung cánh đi đón ánh bình minh.

Ngày 3/12/2010, khu công viên đầy quyến rũ trên bãi biển Phạm Văn Đồng chính thức được kỳ họp thứ 17 HĐND TP Đà Nẵng khóa VII (nhiệm kỳ 2004 – 2011) ra Nghị quyết đặt tên “công viên Biển Đông”, hợp cùng tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa chạy dọc ven một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh góp thêm một dấu ấn mạnh mẽ trong việc khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hiện Đà Nẵng có lẽ là nơi duy nhất trong cả nước có một công viên được HĐND TP ra Nghị quyết đặt tên là “Công viên Biển Đông”. Không chỉ nằm ở ven biển, hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa như một sự khẳng định chủ quyền lãnh hải, “công viên Biển Đông” còn là “công viên Hoà Bình” rợp bóng chim câu, là “công viên Tình Yêu” của những đôi trai gái và là điểm đến của đông đảo du khách gần xa… Và nơi đây cứ mỗi sáng sớm lại xuất hiện một người đàn ông trạc ngũ tuần cho hàng ngàn con chim bồ câu ăn trước khi chúng tung cánh đi đón ánh bình minh.



Như mọi ngày, đúng 6h sáng, ông Lê Minh Hải (48 tuổi, nhân viên Phòng quản lý và khai thác du lịch biển thuộc Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng) lại cất tiếng còi gọi đàn chim câu từ các chuồng nuôi ở công viên Biển Đông về quảng trường công viên để “ăn điểm tâm”.

Người[-]cho[-]hàng[-]ngàn[-]chim[-]bồ[-]câu[-]ăn[-]trên[-]công[-]viên[-]Biển[-]Đông

Ông Hải vừa thổi còi, vừa bước đi để dẫn dắt đàn chim câu đến bãi cho ăn. Nghe tiếng còi, cả ngàn con chim câu cất cánh rời khỏi tổ bám theo sau lưng ông, tạo thành một cảnh tượng hết sức hùng vĩ.
Người[-]cho[-]hàng[-]ngàn[-]chim[-]bồ[-]câu[-]ăn[-]trên[-]công[-]viên[-]Biển[-]Đông
Khi đến quảng trường giữa công viên Biển Đông, đàn chim lần lượt đậu xuống, chờ đợi.
Người[-]cho[-]hàng[-]ngàn[-]chim[-]bồ[-]câu[-]ăn[-]trên[-]công[-]viên[-]Biển[-]Đông
Quan sát thấy đàn chim đã tề tựu tương đối đông đủ, ông Hải bắt đầu cho ăn. Vừa tiếp tục thổi còi gọi chim đến, ông vừa chậm rãi múc từng tô thức ăn rải ra cho bọn chim tha hồ nhặt. Các chú chim quấn lấy người đàn ông sắp bước vào tuổi ngũ tuần ấy đầy thân thiết.
Người[-]cho[-]hàng[-]ngàn[-]chim[-]bồ[-]câu[-]ăn[-]trên[-]công[-]viên[-]Biển[-]Đông
Theo ông Nguyễn Đức Vũ, Phó Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, ông Hải là người gắn bó lâu nhất với đàn chim này. Trước đó cũng có vài người được giao phụ trách đàn chim chỉ được thời gian ngắn rồi họ xin nghỉ. Bởi công việc như ông Hải đang làm nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thật ra rất phức tạp, nếu không yêu chim như con thì không thể làm được!
Người[-]cho[-]hàng[-]ngàn[-]chim[-]bồ[-]câu[-]ăn[-]trên[-]công[-]viên[-]Biển[-]Đông
“Không chỉ cho chim ăn ngày hai bữa mà còn phải dọn vệ sinh chuồng trại, lấy nước cho chim uống, kiểm đếm chim xem có biến động gì không, kiểm tra phân chim có dấu hiệu gì bất thường, phun thuốc khử trùng... Vào mùa dịch bệnh thì càng phải theo dõi thường xuyên hơn. Chịm bị bệnh nhẹ thì tự xử lý, còn bị bệnh nặng thì báo cho Chi cục Thú y TP xuống kiểm tra để điều trị kịp thời!” – ông Nguyễn Đức Vũ cho hay trong khi ông Hải rất kiệm lời nói về mình.
Người[-]cho[-]hàng[-]ngàn[-]chim[-]bồ[-]câu[-]ăn[-]trên[-]công[-]viên[-]Biển[-]Đông
Sau khi được cho ăn no, đàn chim câu lại tung cánh hướng về phía mặt trời đón ánh bình minh đang lên trên biển Đông. Một ngày mới lại bắt đầu.
Người[-]cho[-]hàng[-]ngàn[-]chim[-]bồ[-]câu[-]ăn[-]trên[-]công[-]viên[-]Biển[-]Đông
Và những đôi uyên ương lại trao cho nhau nụ hôn trên “Công viên Hòa bình” giữa những cánh chim câu rợp bóng. Chứng kiến những giây phút hạnh phúc đó không phải là điều mà bất cứ ai cũng có được như người đàn ông cho chim ăn trên Công viên Biển Đông.

T.H (tổng hợp )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người cho hàng ngàn chim bồ câu ăn trên công viên Biển Đông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI