»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:06:22 AM (GMT+7)

Một trung tâm dạy tiếng Anh cần thiết với người khuyết tật

(13:34:45 PM 16/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Đối với người khuyết tật (NKT), nhu cầu được tham gia tất cả các công trình công cộng và dịch vụ xã hội như tất cả mọi người là một nhu cầu chính đáng và cần được nhìn nhận đúng đắn, công bằng, bình đẳng. Trong thực tế, hành trình nhìn nhận nhu cầu đó của NKT, từ đó tạo ra một môi trường tiếp cận và hoà nhập dành cho NKT vẫn còn là một hành trình dài. Tuy nhiên, tin vui là đã có những nơi chủ động quan tâm và thực hiện vấn đề này, và British Council (Hội đồng Anh) đã là một đơn vị như thế.

Thảo luận giữa Hội đồng Anh (British Council) và Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD)

 

Ngày 9/1/2014, theo sự thống nhất với Hội đồng Anh, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã cử một đoàn khảo sát sự phù hợp và thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng về công trình và dịch vụ của 3 cơ sở tại 25 Lê Duẩn (Q.1), trường THPT Lê Qúy Đôn (Q.3) và trường quốc tế Nam Sài Gòn (Q.7). Đoàn khảo sát gồm 6 người trong nhóm thực hiện các hoạt động liên quan đến tiếp cận tại DRD, có người khiếm thị và NKT dùng nạng và NKT dùng xe lăn; đã đồng hành cùng các nhân viên tại Hội đồng Anh đi khảo sát qua 3 cơ sở.

 

Luôn quan tâm đến việc tạo môi trường bình đẳng cho tất cả mọi người, Hội đồng Anh đã có bản tiêu chí đánh giá riêng của mình về mức độ tiếp cận với NKT và thực hành nghiêm túc ở các quốc gia có hoạt động của mình. Năm 2014, Hội đồng Anh quyết định nhờ đến các chuyên gia trong lĩnh vực khuyết tật giúp mình kiểm định lại sự phù hợp này đồng thời có các giải pháp cải thiện để thực hiện tốt hơn.

 

Được biết, Hội đồng Anh có 5 cơ sở tại Việt Nam, trong đó 3 cơ sở tại TP.HCM Hội đồng Anh phối hợp với DRD khảo sát tiếp cận, với 2 cơ sở tại Hà Nội, Hội đồng Anh đã làm việc với Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội để khảo sát.

 

Dựa theo “Tiêu chuẩn quốc gia 2009, công trình dân dụng nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng”, của Bộ xây dựng và kinh nghiệm hơn 8 năm làm việc trong lĩnh vực khuyết tật  của mình, DRD đã xây dựng một bảng đánh giá khoa học và gọn gàng nhằm đánh giá mức độ phù hợp với NKT. Cửa ra vào, hành lang, thang máy, bãi giữ xe, nhà vệ sinh, thư viện, cách bố trí bàn ghế,… thực ra chỉ cần một chút sắp xếp là NKT đã dễ dàng hơn rất nhiều để có thể thoải mái đến tham quan, tìm hiểu các khoá học và đăng ký học tại đây. Ngoài ra, luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ là điều dễ làm nhất và dấu hiệu “tiếp cận”* mà NKT cần nhất. Hiện tại TP.HCM, hệ thống Hội đồng Anh đã có 3 SV khiếm thị theo học.

 

Khảo sát tiếp cận British Council

 

Theo DRD, luôn luôn có cách thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho NKT mà không cần tốn quá nhiều công sức hoặc chi phí, DRD luôn sẵn sàng hỗ trợ đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện công tác khảo sát và đề xuất các giải pháo phù hợp tạo môi trường thuận tiện cho NKT. Hành trình dài hơi này vẫn cần thêm nhiều lắm những nơi “tiên phong” như thế, DRD luôn sẵn sàng tiếp nhận sự quan tâm và tìm hiểu của các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp. ( Năm 2012, DRD đã tổ chức khảo sát tính tiếp cận ở các công trình công cộng, nhà hàng và khách sạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy trong 1800 công trình dự án khảo sát tại Quận 1 và Quận 3 thì chỉ có 78 công trình là tiếp cận với NKT).

 

Cô Gemma Thompson – Giáo viên, phụ trách mảng hoạt động hỗ trợ NKT tại British Council, chia sẻ: Hội đồng Anh (British Council) là một tổ chức toàn cầu luôn mong muốn và đảm bảo tổ chức của chúng tôi hoàn toàn tiếp cận cho tất cả học viên. Chính vì vậy, chúng tôi mời những người có kinh nghiệm và chuyên môn về vấn đề tiếp cận cho NKT như DRD đến để kiểm chứng cơ sở vật chất tại trung tâm, sau đó tư vấn để chúng tôi có những sửa đổi tốt hơn. Căn cứ vào đó, chúng tôi sẽ bàn bạc với ban lãnh đạo, tập thể nhân viên để thống nhất và đưa ra kế hoạch cải thiện. Chúng tôi hy vọng có thể tạo sự tiếp cận tốt nhất cho NKT. 

 

Kết quả khảo sát sẽ được DRD gửi chi tiết đến Hội đồng Anh kèm theo một bản đề xuất cụ thể một số điểm có thể cải thiện cho phù hợp hơn với NKT. Hội đồng Anh cam kết sẽ xem xét các đề xuất và thực hiện thay đổi trong phạm vi có thể.

Bộ Luật Người khuyết tật Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 định nghĩa: “Tiếp cận là việc NKT sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hoà nhập cộng đồng”.

DIỄM THƯƠNG (Trung Tâm Khuyết tật và Phát triển DRD)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một trung tâm dạy tiếng Anh cần thiết với người khuyết tật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI