»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:11:59 AM (GMT+7)

Lớp học ở chùa

(20:17:25 PM 31/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Tại chùa Liên Hoa (phường 5, quận 8 - TPHCM) có một lớp học khá đặc biệt, dạy chữ cho những em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ và trẻ lang thang


 

Tại lớp học tình thương ở chùa Liên Hoa, các em luôn được giáo dục về lòng yêu thương và tương trợ lẫn nhau.

 

Lớp học được các thầy ở chùa Liên Hoa thành lập từ năm 2005. Hiện lớp có gần 100 em, được chia làm 4 khối (1, 2, 3, 4), đa phần đều có hoàn cảnh khó khăn hoặc quá tuổi đến trường.
 

Giúp trẻ nghèo học chữ

 

Thầy Thích Thiện Quý, trụ  trì chùa Liên Hoa, cho biết trước đây tại chùa này, các thầy chỉ chuyên tâm vào Phật sự, chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ dạy trẻ. Đầu năm 2005, thầy nhìn thấy một em nhỏ đi bán vé số bị lạc đường vì không biết chữ và những trẻ mồ côi, trẻ đường phố tụ tập chơi đùa rồi chửi thề, đánh nhau nên không thể làm ngơ, bỏ mặc các em. Lúc đầu, thầy chỉ tìm cách tiếp cận, tập hợp các em lại dạy ca hát, kể chuyện, dạy phải biết lễ phép và thương yêu nhau. Về sau, khi các em dần đi vào nề nếp, thầy kiếm những tấm ván cũ thay cho bảng đen để dạy các em tập viết. Lớp học nhỏ bé cứ thế được nhen nhóm bởi tình thương và tấm lòng rộng mở của thầy Quý cùng các sư trong chùa.

 

Đến với lớp học tình thương ở chùa Liên Hoa, có những em được các thầy dẫn về và có em được người quen giới thiệu đến nhưng tất cả đều có chung hoàn cảnh là gia đình rất nghèo hoặc bố mẹ ly tán.

 

Em Nguyễn Thị Kim Hoàng, mẹ bỏ đi từ khi em còn nhỏ, sống một mình với cha trong vựa vịt gần bến xe quận 8. Hằng ngày, cô bé gầy guộc tranh thủ đi học buổi sáng, chiều về giúp ba lượm rác bán lấy tiền mua gạo. Em Trần Thị Hương, học sinh lớp 4, tâm sự: “Nhà em nghèo, sống nhờ vào tiền bán vé số của mẹ, cha bị bệnh tim nằm một chỗ nên mấy chị em đều không được đến trường. Ngày trước, chỉ lo bán vé số chứ không biết chữ. Nhờ có sự quan tâm của các thầy mà em đã biết đọc và biết viết”.

 

Sáng đi học, chiều phải đi làm để kiếm tiền nhưng lúc nào trên khuôn mặt các em cũng nở nụ cười. Em Lê Đông (14 tuổi) nói: “Đến lớp vui lắm, em được gặp các bạn. Em không muốn đi lượm rác nữa”. Từ lớp học này, hàng trăm em nhỏ đã được trao cơ hội vươn lên hòa nhập với cuộc sống.

 

Thầy Quý cho biết: “Niềm hạnh phúc là thấy học trò biết yêu thương, đùm bọc nhau. Cảm động nhất là những lúc bạn bè đau ốm, các em đã gom góp những đồng bạc lẻ nhàu cũ để mua trái cây, sữa tặng bạn”.

 

Chắp cánh ước mơ

 

Thầy Thích Thiện Quý cho biết mới đầu, nơi học tập của lớp chỉ là một phòng nhỏ được dựng bằng những tấm tôn sơ sài. Năm 2007, chùa xây 4 phòng học cho các em. Hiện nay, có 5 lớp học tình thương, trong đó hai lớp 1, một lớp 2, một lớp 3 và một lớp 4. Có 6 người tham gia đảm nhiệm 4 lớp và chương trình dạy cho các em đều theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đến lớp 5, các em được chuyển tới học ở Trường Phổ cập giáo dục Bông Sao, quận 8.

 

Cuối mỗi buổi học, thầy cô luôn có quà (tập, sách, búp bê, bánh kẹo) cho những em ngoan, học xuất sắc nhất. Giờ học thỉnh thoảng lại vang tiếng cười, tiếng trầm trồ của các em vì những câu chuyện mà thầy cô kể. Đó là những câu chuyện cổ tích, chuyện đời thường, gương những em khuyết tật học giỏi...

 

“Trong mỗi bài học, tôi luôn lồng những câu chuyện mang tính giáo dục để rèn cho các em đức tính tốt. Từ những câu chuyện đó, các em đã biết yêu thương, tương trợ lẫn nhau thông qua việc lập một quỹ nhỏ để giúp những bạn khó khăn hơn mình. Khi thấy các em không đến lớp, chúng tôi cử người tới gia đình để tìm hiểu, thăm hỏi, động viên phụ huynh cho con em đi học lại. Các em đến trường đều đặn là niềm vui của chúng tôi” - cô Nguyễn Thị Thu tâm sự.

Thường xuyên thăm hỏi
 
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch UBND phường 5, quận 8 – TPHCM, cho biết chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi và giúp đỡ các em trong lớp học tình thương ở chùa Liên Hoa như tặng quần, áo, sách, vở... Ngoài ra, phường còn cử đoàn viên xuống lớp dạy tiếng Anh và sinh hoạt văn nghệ cho các em 2 buổi/tuần.
 
 
Bài và ảnh: Xuân Danh/NLD
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lớp học ở chùa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI