Thứ năm, 21/11/2024, 11:00:41 AM (GMT+7)

Bộ TN-MT tham vấn về Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar -TPHCM

(12:17:40 PM 15/01/2024)
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai tham vấn cộng đồng về đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar, TPHCM.

Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar của Công ty Cổ phần Vietstar nằm ở Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM; tổng mức đầu tư trên 3.400 tỷ đồng.

 
Hiện nay, theo chủ đầu tư, nhà máy đang vận hành xử lý chất thải rắn sinh hoạt công suất 1.800 tấn/ngày của TPHCM. 
 
Hồ sơ xin cấp phép của công ty nêu, tổng lượng nước đưa tới hệ thống xử lý nước thải khoảng 1.167m3/ngày đêm. Nước thải này sau khi được xử lý sẽ dùng 750m3 cho hoạt động rửa nhựa; còn lại khoảng 417m3 được xả thải ra kênh TC2-5.
 
Công ty khẳng định đã lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi ra ngoài môi trường, có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp đến Sở Tài nguyên và môi trường TPHCM.
 

Bộ[-]TN-MT[-]tham[-]vấn[-]về[-]Nhà[-]máy[-]tích[-]hợp[-]xử[-]lý[-]chất[-]thải[-]rắn[-]Vietstar[-]-TPHCM 

Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar của Công ty Cổ phần Vietstar (Ảnh: Hải Long).
 
Doanh nghiệp cũng cam kết toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh được thu gom vào các thùng chứa, bao chứa riêng biệt; được kiểm tra liên tục và đưa về khu lưu chứa riêng; thực hiện các biện pháp quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 02/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Trước đó giữa năm 2023, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thành lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc huyện Củ Chi, TPHCM sau loạt bài phản ánh của báo.
 
Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, cho biết kiểm tra cơ sở xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar. 
 
Ghi nhận của báo Dân trí thời điểm đó, thực trạng ô nhiễm môi trường xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc khiến người dân sống trong khốn khổ nhiều năm qua. Công suất xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa khoảng 1.000 tấn rác/ngày; nhà máy của Công ty Vietstar khoảng 2.000 tấn rác/ngày.
 
Bộ[-]TN-MT[-]tham[-]vấn[-]về[-]Nhà[-]máy[-]tích[-]hợp[-]xử[-]lý[-]chất[-]thải[-]rắn[-]Vietstar[-]-TPHCM
Nước thải chưa được xử lý, đen ngòm đọng lại giữa bãi rác nhà máy Vietstar, bốc mùi hôi thối được phóng viên Dân trí ghi nhận vào giữa năm 2023 (Ảnh: Hải Long).
 
Các nhà máy của 2 doanh nghiệp này sử dụng dây chuyền công nghệ đốt rác phát điện để xử lý, thay thế việc chôn lấp thủ công như trước đây. Tuy nhiên, nhiều năm nay người dân địa phương vẫn "kêu trời" vì ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải.
 
Đến nay kết quả kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa được công khai rộng rãi.
DTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ TN-MT tham vấn về Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar -TPHCM

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI