Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Đoàn công tác về nước khi động đất: Hội chữ thập đỏ nói gì?
(16:34:58 PM 30/04/2015)>>"Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về"
Số người tử vong do động đất ở Nepal có thể lên tới 10.000 người (Ảnh: AP)
Ngày 19/4, đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam được cử sang Nepal để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất. Sự trùng hợp đã xảy ra, một trận động đất kinh hoàng đã biến đất nước Nepal thành đống đổ nát đúng vào ngày đoàn công tác ra sân bay để về Việt Nam (26/4).
Đoàn công tác đã bị kẹt lại ở Nepal, đến trưa 28/4, 10 người trong đoàn mới về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) an toàn.
Bên cạnh những lời chúc mừng khi đoàn trở về nước an toàn, thì dư luận lại đặt câu hỏi khi đoàn của Hội chữ thập đỏ Việt Nam qua Nepal học cách ứng phó với động đất từ những chia sẻ, trải nghiệm của nước bạn nhưng khi gặp động đất xảy ra trên nước bạn thì đoàn lại tìm cách nhanh nhất để quay về nước.
Nhiều ý kiến còn cho rằng, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức mà tính thiện nguyện phải đặt lên hàng đầu, là những người luôn có mặt để trợ giúp người khác khi có thiên tai, thảm họa. Đoàn qua đây để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế thì sao gặp động đất lại quay về?
Hay tại sao không ở lại xắn tay cùng người dân Nepal, giúp đỡ họ và qua đó học thêm kinh nghiệm?
Trước những luồng ý kiến trên, trao đổi với PV, ông Đoàn Văn Thái – Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký của Hội chữ thập đỏ khẳng định, đoàn công tác của Hội không "bỏ" về, mà phải quay trở về nước vì không có phương tiện để tham gia ứng cứu, không cơ sở vật chất và khó liên lạc với các đơn vị cần thiết.
Ông Thái cho biết, khi đoàn công tác gặp động đất ở Nepal, đoàn này đã nhanh chóng mặc áo của Hội, hướng dẫn những người bên trong khách sạn đoàn đang lưu trú ra ngoài an toàn. "Trước khi về Việt Nam, đoàn công tác đã quyên góp tiền túi được một khoản nhỏ gửi lại ủng hộ cho người dân Nepal" ông Thái nói.
Trước một số ý kiến cho rằng, nhiệm vụ của đoàn là sang Nepal để học hỏi kinh nghiệm về phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất, tại sao lại bỏ qua một cơ hội thực tế như vậy để về nước, một lần nữa ông Thái cho rằng đều do đoàn công tác không có phương tiện, cơ sở vật chất liên lạc.
"Một khó khăn nữa là đoàn công tác không biết tiếng Nepal, trong khi người dân bản địa lại không sử dụng Tiếng Anh, nên đoàn công tác rất khó để tham gia công tác ứng cứu thời điểm đó" ông Thái nêu nguyên nhân.
Ông Thái nói thêm, đoàn công tác được cử sang Nepal không phải chỉ để học hỏi kinh nghiệm phòng ngừa, ứng phó với động đất mà tham gia 1 dự án hoạt động phòng ngừa ứng phó thảm họa dựa vào cộng đồng nói chung.
Cũng theo ông Thái, một số thành viên Hội chữ thập đỏ Nepal có nói với đoàn công tác rằng: "Các bạn trở về Việt Nam, kêu gọi thì sẽ giúp được chúng tôi nhiều hơn". Nói thêm về điều này, ông Thái cho rằng, khi Hội chữ thập đỏ chung tay với các quốc gia khác trên thế giới cùng ủng hộ, kêu gọi ủng hộ thì sẽ giúp đỡ được Nepal nhiều hơn trong thời điểm này.
Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam cho biết thêm, sau khi xảy ra thảm họa động đất, Hội chữ thập đỏ Việt Nam cũng họp thống nhất và có công điện chia buồn với nước bạn Nepal. Đến thời điểm hiện tại, Hội đã ủng hộ Nepal 30.000 USD trích từ quỹ cứu trợ khẩn cấp.
Ngoài ra, Hội đã đăng kí với Hiệp hội nếu Hiệp hội chữ thập đỏ Quốc tế tổ chức các đoàn cứu trợ thì sẽ cử hai chuyên gia về nhà ở và nước sạch, vệ sinh môi trường sang cùng cứu trợ. "Hiện Hiệp hội chữ thập đỏ Quốc tế đã đồng ý về để xuất này, vấn đề còn lại là thời gian và kế hoạch sẽ được Hiệp hội bố trí như thế nào" ông Thái nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)