Tròng trành mưu sinh trên đò ngang giữa Sài Gòn
(23:16:02 PM 17/04/2012)
Một ngày sáng sớm, chúng tôi có mặt tại bến đò Bình Qưới (quận Bình Thạnh) nằm ở ven sông Sài Gòn. Gặp vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngoắn, một trong những người làm nghề chèo đò lâu nhất ở đây. Chị cho biết lên Thành phố Hồ Chí Minh gắn bó với sông nước đã 3 năm, nhưng cho tới nay, tài sản đáng giá nhất của nhà chị chỉ là một con đò bằng gỗ.
Vì kế sinh nhai, rất nhiều người đã từ bỏ quê nhà để lên TP.HCM làm nghề chèo đò. (Ảnh: Nguyễn Đức) |
Vì muốn tìm kế sinh nhai, vợ chồng chị Ngoắn đã bỏ lại 5 người con ở quê nhà để lên Sài Gòn làm nghề chèo đò. 15 năm lênh đênh trên sông nước nhưng cho tới nay, cuộc sống của anh chị vẫn không khá lên chút nào.
Chị tâm sự: "Chèo đò là 1 nghề rất thất thường như thời tiết. Nếu hôm nào mưa nhiều thì coi như cả 2 vợ chồng “trắng tay” vì không có khách.
“Hầu hết những người làm nghề chèo đò đều rất nghèo, nhà cửa tạm bợ, đời sống bấp bênh, làm ngày nào biết ngày đó. Con cái của chúng tôi hầu như không được học hành tới nơi tới chốn. Nhưng chúng tôi cũng chẳng dám mơ tưởng tới việc đổi nghề vì chẳng có tiền”.
Trên mỗi chuyến đò luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn rình rập (Ảnh: Trọng Huy) |
Trước đây, khi chưa có phà, vợ chồng chị Ngoắn phải dậy từ mờ sáng để chờ khách, đến ăn cũng vội vội vàng vàng rồi lại tất tả ra đón khách. Có những hôm vợ chồng chị còn phải chở khách đến tận 12 giờ đêm hay 1 giờ sáng.
Vất vả là vậy, nhưng thu nhập của cả 2 vợ chồng cũng chỉ được 1-1,2 triệu đồng/tháng.
Lớn lên từ xóm vạn đò An Lợi Đông, quận 2, cho tới nay, chị Huỳnh Thị Phúc (40 tuổi) đã có thâm niên làm công việc quen thuộc này đã gần 30 năm. Một ngày làm việc cật lực của chị Phúc cũng chỉ được khoảng từ 7-10 chuyến đò, với thu nhập trung bình khoảng trên 1 triệu đồng/tháng.
Thêm nữa, cứ khoảng từ 3-5 năm thì người lái đò phải thay đò 1 lần với chi phí khoảng từ 3.-5 triệu đồng/chiếc. Thu nhập chẳng đáng là bao, mà cuộc sống hằng ngày lại quá vất vả, không kham nổi tiền thay đò nên chị Phúc cũng đang muốn tìm một công việc khác ổn định hơn.
Toàn TP.HCM hiện có khoảng 30 bến đò ngang. (Ảnh: Trọng Huy) |
Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay trên toàn địa bàn thành phố còn khoảng 30 bến đò ngang, tập trung chủ yếu tại các quận 2, 4, 8, 12, Bình Thạnh… Tại các bến đò này, có rất nhiều phương tiện không đạt đủ yêu cầu về mặt kĩ thuật nhưng vẫn lén lút hoạt động. Những con đò nhỏ chưa được trang bị áo phao cho khách, hoặc đôi khi hành khách trong tình trạng say xỉn, quậy phá nên xảy ra tình trạng lật đò, gây hậu quả chết người.
Cho dù Thành phố Hồ Chí Minh đã xiết chặt các quy định quản lý an toàn giao thông đường thủy nhưng tình trạng mất an ninh trật tự tại các bến đò vẫn xảy ra. Cuộc sống hằng ngày của những người chèo đò, vốn đã bấp bênh, lại thêm những hiểm nguy rình rập.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.