Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Một ngày sáng sớm, chúng tôi có mặt tại bến đò Bình Qưới (quận Bình Thạnh) nằm ở ven sông Sài Gòn. Gặp vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngoắn, một trong những người làm nghề chèo đò lâu nhất ở đây. Chị cho biết lên Thành phố Hồ Chí Minh gắn bó với sông nước đã 3 năm, nhưng cho tới nay, tài sản đáng giá nhất của nhà chị chỉ là một con đò bằng gỗ.
Vì kế sinh nhai, rất nhiều người đã từ bỏ quê nhà để lên TP.HCM làm nghề chèo đò. (Ảnh: Nguyễn Đức) |
Chị tâm sự: "Chèo đò là 1 nghề rất thất thường như thời tiết. Nếu hôm nào mưa nhiều thì coi như cả 2 vợ chồng “trắng tay” vì không có khách.
“Hầu hết những người làm nghề chèo đò đều rất nghèo, nhà cửa tạm bợ, đời sống bấp bênh, làm ngày nào biết ngày đó. Con cái của chúng tôi hầu như không được học hành tới nơi tới chốn. Nhưng chúng tôi cũng chẳng dám mơ tưởng tới việc đổi nghề vì chẳng có tiền”.
Trên mỗi chuyến đò luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn rình rập (Ảnh: Trọng Huy) |
Vất vả là vậy, nhưng thu nhập của cả 2 vợ chồng cũng chỉ được 1-1,2 triệu đồng/tháng.
Lớn lên từ xóm vạn đò An Lợi Đông, quận 2, cho tới nay, chị Huỳnh Thị Phúc (40 tuổi) đã có thâm niên làm công việc quen thuộc này đã gần 30 năm. Một ngày làm việc cật lực của chị Phúc cũng chỉ được khoảng từ 7-10 chuyến đò, với thu nhập trung bình khoảng trên 1 triệu đồng/tháng.
Thêm nữa, cứ khoảng từ 3-5 năm thì người lái đò phải thay đò 1 lần với chi phí khoảng từ 3.-5 triệu đồng/chiếc. Thu nhập chẳng đáng là bao, mà cuộc sống hằng ngày lại quá vất vả, không kham nổi tiền thay đò nên chị Phúc cũng đang muốn tìm một công việc khác ổn định hơn.
Toàn TP.HCM hiện có khoảng 30 bến đò ngang. (Ảnh: Trọng Huy) |
Cho dù Thành phố Hồ Chí Minh đã xiết chặt các quy định quản lý an toàn giao thông đường thủy nhưng tình trạng mất an ninh trật tự tại các bến đò vẫn xảy ra. Cuộc sống hằng ngày của những người chèo đò, vốn đã bấp bênh, lại thêm những hiểm nguy rình rập.