TP.HCM: Hàng chục hộ dân cùng ngôi chùa cổ kêu cứu vì ngập nước
(13:49:45 PM 26/01/2015)Nâng hẻm, nâng nền nhưng vẫn không thể thoát được cảnh ngập triền miên khi đường cống cũ không thể kết nối được đường cống mới, hàng chục hộ dân trong hẻm 23 đường Tân Hóa (phường 14, quận 6, TPHCM) đang phải kêu trời khi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Cùng cảnh ngộ, ngôi chùa hàng trăm năm tuổi cổ nhất quận 6 cũng đang ngày ngày bị dòng nước đen đe dọa.
Nước đọng thành ao, bốc mùi hôi thối ngay giữa xóm sau khi đường cống cũ không thể đổ ra kênh Tân Hóa.
Theo sự chỉ dẫn, chúng tôi đi vòng quanh xóm. Không khỏi bất ngờ khi phía trước họ vài chục mét là con đường Tân Hóa mới được làm phẳng lỳ. Phía sau, con đường ven kênh Tân Hóa mới được cải tạo cũng đã xong, công nhân đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng. Bị kẹp giữa hai con đường mới làm với cao trình cống thoát nước hơn những ngôi nhà hiện hữu nơi đây đến gần nửa mét nên không khó để lý giải về tình cảnh của họ lúc này.
Tiếp chúng tôi là Thích nữ Diệu Huệ - Trụ trì chùa Sắc Tứ Từ Ân và ông Đặng Văn Hải (74 tuổi, ngụ cùng hẻm). Thích nữ Diệu Huệ cho biết, từ khi hai con đường thi công thì cống thoát nước nằm bên hông phải chùa không thể phát huy được tác dụng. Nước thải, nước mưa của ngôi chùa rộng hơn 700m2 và của hàng chục hộ dân không thể ra được kênh Tân Hóa như lúc trước được nữa nên đọng lại thành vũng, bốc mùi khó chịu.
Phần chánh điện của chùa đã thấp hơn rất nhiều so với mặt đường.
“Mỗi khi triều lên, nước lại phun lên từ các trụ gỗ có tuổi thọ hàng trăm năm của chùa. Sợ bị hư hỏng, nhà chùa đành phải thuê thợ đến, dùng bê tông lấp các khe hở, dù biết rằng kết cấu nguyên thủy với đá đội trụ đã nằm sâu phía dưới mới là linh hồn của hàng cột gỗ, cũng như ngôi chùa này” – Thích nữ phân trần.
Vốn là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều biến thiên, ngôi chùa đã thấp đi rất nhiều do nền đất xung quanh được người dân liên tục nâng lên để tránh tình trạng ngập kinh niên khi đường Tân Hóa chưa được nâng cấp, cải tạo. Sợ nước lại tiếp tục tàn phá những gì mà các thế hệ tu sĩ, phật tử để lại, Thích nữ Diệu Huệ đã dùng những đồng tiền ít ỏi của ngôi chùa nghèo mà nâng đường.
Dẫu biết chùa sẽ tiếp tục bị thấp đi nhưng trong tình thế bây giờ thì không có sự lựa chọn nào khác. “Nâng hoài nên giờ mái ngói của chùa cách mặt hẻm bê tông chỉ 1,5 mét. Ngoài ra, công trình phụ của chùa cũng phải nâng cấp chứ nước cứ tràn lên thì không thứ gì có thể tồn tại được” – Thích nữ giọng buồn buồn.
Mái ngói âm dương của chùa không thể chịu đựng được những con mưa lớn do bị xuống cấp.
Theo ông Hải thì do nước không thể thoát đi nên đọng lại thành vũng ngay trước nhà ông. Mùi hôi thối bốc lên khiến ruồi muỗi phát sinh. Sợ cháu bị bệnh, ông cho về nhà người thân để tá túc. Chỉ tay vào ao nước, ông cho biết dù rất đau lòng khi thấy ngôi chùa gấp đôi tuổi ông đang bị ngập, tàn phá hàng ngày nhưng ông và bà con nơi đây đều chịu thua.
“Chùa này có từ thời ông cụ tôi, chắc cũng hơn 150 năm rồi. Lúc trước, chùa thu hút rất nhiều phật tử vì cảnh trí thanh bình lại có chứa nhiều truyền thuyết hay và linh thiêng. Từ ngày kênh Tân Hóa ô nhiễm, phật tử cũng vãn dần khi thấy chùa xuống cấp” – ông Hải chua chát.
Bị ngập liên miên, hành lang chùa rêu mốc.
Được biết, dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm là một phần của dự án nâng cấp đô thị Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, hệ thống thoát nước tại nhiều nơi được sửa chữa, làm lại. Tuy nhiên, một số khu dân cư do mất đường thoát nước tự nhiên, cống cũ nên xuất hiện tình trạng ngập nhiều nơi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)