Thấp thỏm trong chung cư chờ giải tỏa
(10:04:30 AM 04/02/2015)Dẫn chúng tôi đi quanh chung cư số 9 Công trường Lam Sơn, bà Nguyễn Thị Dục (ngụ lầu 4) chỉ những chỗ lan can cầu thang gỗ đã bị mục, các điểm nối tay vịn bung ra, nói: “Chung cư hư hỏng, thấm dột nhiều nơi, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Mỗi ngày trôi qua, nhìn những chỗ bị hư hỏng nặng, chúng tôi lại càng thêm âu lo”.
Không được cải tạo, sửa chữa
Chung cư số 9 Công trường Lam Sơn xây dựng từ trước năm 1975 để làm tòa nhà văn phòng thương mại, sau giải phóng được bố trí cho 41 hộ là cán bộ, công nhân viên vào ở và ký hợp đồng thuê. Sau hàng chục năm, chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài dàn sắt mặt tiền nhà, lan can cầu thang đã bị bung; trên tầng thượng, la phông trần nhà bong tróc từng mảng lớn. Nghiêm trọng nhất là toàn bộ hệ thống nước của chung cư được thiết kế âm tường, sau nhiều năm sử dụng, ống bị mục nên nước từ trong tường chảy lênh láng ra hành lang, tràn xuống những căn hộ lầu dưới.
“Nhiều đêm đang ngủ, cả nhà thức giấc vì nước dột xuống, phải tìm xô chậu để hứng. Chung cư ở vị trí đắc địa (sau Nhà hát TP, gần khu trung tâm đường Đồng Khởi - Nguyễn Huệ, đối diện khách sạn 5 sao Park Hyatt…), hiện thuộc tài sản của Công ty CP Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Bến Thành nên các hộ gia đình không thể làm thủ tục mua nhà theo Nghị định 61 cũng không thể nâng cấp sửa chữa vì được xác định là dự án chờ giải tỏa. Chúng tôi phải sống tạm bợ, âu lo như vậy không biết đến bao giờ” - một cư dân ở lầu 2 ngán ngẩm.
Chung cư số 9 Công trường Lam Sơn xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh chụp ở lầu 5 chung cư)
Chưa thống nhất chi phí di dời
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Bến Thành (viết tắt là công ty - PV), cho biết chung cư số 9 Công trường Lam Sơn được UBND TP giao tài sản cố định cho công ty vào năm 2003 để cổ phần hóa (đồng nghĩa công ty là chủ sở hữu tòa nhà số 9 Công trường Lam Sơn). Vào thời điểm đó, 41 hộ dân vẫn còn cư ngụ ở đây theo hợp đồng thuê nhà sở hữu nhà nước (chỉ trả tiền thuê nhà theo giá quy định của nhà nước ban hành).
Năm 2005, do chung cư xuống cấp nghiêm trọng, công ty đã lập phương án đầu tư cải tạo thành khu văn phòng giao dịch thương mại và được UBND TP chấp thuận, giao UBND quận 1 thành lập Hội đồng Bồi thường; đồng thời lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để di dời các hộ dân. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc họp, dự án vẫn chưa thể triển khai do vẫn chưa có giải pháp thống nhất, đặc biệt trong phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư.
“Công ty đề nghị tạm ứng trước kinh phí để thực hiện di dời, sau khi hoàn tất công tác di dời, giải phóng mặt bằng sẽ xin được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp cho UBND TP nhưng chưa được đồng ý” - ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, hiện công ty đã khảo sát và lên phương án sửa chữa một số hạng mục hư hỏng nặng có thể gây nguy hiểm. “Việc sửa chữa chỉ là tạm thời, người dân đang lo ngại về sự mất an toàn trong chung cư nên TP cần sớm giải quyết vướng mắc để dự án được triển khai” - ông Thắng đề nghị.
Có thể đóng tiền thuê nhà nhiều đợt
Năm 2011, khi UBND quận 1 ra quyết định thành lập Hội đồng Bồi thường, Công ty CP Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Bến Thành đã tạm ngưng thu tiền nhà. Do các thủ tục pháp lý để triển khai dự án chậm nên tháng 11-2014, công ty thông báo tiếp tục thu tiền thuê nhà của các hộ dân và truy thu tiền thuê nhà trong 4 năm trước đó khiến một số hộ dân khiếu nại.
Theo ông Nguyễn Hữu Thắng, sau khi làm việc, 90% số hộ dân đã ký gia hạn hợp đồng và đóng tiền thuê. Về khoản tiền truy thu 4 năm trước đó, công ty không tính lãi, các hộ dân có thể đóng một lần hoặc chia thành nhiều đợt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)