»

Thứ năm, 21/11/2024, 09:00:01 AM (GMT+7)

Tay chai sần, đau nhức vì nghề lặt rau muống thuê Tin ảnhTin mới nhất

(10:01:46 AM 06/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Nhặt rau muống thuê là nghề kiếm sống của xóm nghèo ở Rạch Gò Dầu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.HCM. Đa số, họ là những người dân ở tỉnh lên Sài Gòn kiếm sống với mong muốn thay đổi kinh tế gia đình, nhưng họ không có bằng cấp, lớn tuổi nên phải gắn mình với công việc lặt rau để mưu sinh mặc cho đôi bàn tay rướm mủ, đau nhức.

Tay[-]chai[-]sần,[-]đau[-]nhức[-]vì[-]nghề[-]lặt[-]rau[-]muống[-]thuê
 Đôi bàn tay thâm đen, chai sần, rướm mủ bởi công việc lặt rau muống thuê. (Ảnh: Trúc Hương)


Chạy theo con đường mòn, đất đỏ, hẽo lánh dọc con Rạch Gò Dưa, chúng tôi không khỏi xúc động trước cảnh sống tiêu điều, xơ xác của xóm nghèo nhặt rau muống thuê.

Được biết, làng nhặt rau muống thuê đã được hình thành từ hơn 10 năm nay. Hàng ngày, công việc của họ bắt đầu từ 8h sáng, khi những xe chở rau muống chuyển từ quận 12 đưa đến. Như nhận được món quà, họ vui vẻ nhận từng bó rau, ai nấy đều nhanh chóng mang chiếc ghế cỏn con đến, ngồi xuống tuốt phần lá bỏ còn phần thân giữ lại, công việc của họ cứ thế làm từ 8h sáng đến trời tối.

Mới nhìn vào ai cũng tưởng công việc nhẹ nhàng, dễ làm, nhưng có ai biết hàng ngày những con người ấy tiếp xúc nhiều với nước bẩn, mủ rau muống khiến đôi bàn tay của họ bị ăn lở, sưng táy, thâm đen và chai sần theo thời gian. Đến nỗi cứ mỗi tối trước khi ngủ họ đều dành chút thời gian để bôi thuốc đôi bàn tay vốn đã mài mòn. Cứ mỗi đêm xuống, họ nằm trằn trọc từng canh trước khi chìm vào giấc ngủ, bởi công việc ngồi làm từ sáng tới tối không ngừng nghỉ nên khiến lưng họ bị đau nhức, mệt mỏi.



Tay[-]chai[-]sần,[-]đau[-]nhức[-]vì[-]nghề[-]lặt[-]rau[-]muống[-]thuê

Công việc nhặt rau muống tưởng chừng nhẹ nhàng nhưng thật ra rất vất vả. (Ảnh: Trúc Hương)

Tay[-]chai[-]sần,[-]đau[-]nhức[-]vì[-]nghề[-]lặt[-]rau[-]muống[-]thuê

Chị Trần Thị Út vừa làm việc vừa chia sẻ những câu chuyện về gia đình. (Ảnh: Trúc Hương)


Giữa trời nắng gắt, chị Trần Thị Út, 50 tuổi, lao những giọt mồ hôi trên trán, vui vẻ chia sẻ với Tinmoitruong: “Đa số những người làm ở đây quê Sóc Trăng, dưới quê nuôi tôm sú thất mùa, thua lỗ không đủ sống nên chúng tôi lên đây mưu sinh. Tôi cũng lớn tuổi rồi, không có bằng cấp nên xin công ty không nhận làm. Một ngày, hai vợ chồng tôi kiếm được cao lắm khoảng 90.000 đồng, bởi nhặt 1 bó rau muống 4kg người ta trả mình 4.000 đồng, mà cũng nhanh lắm, chúng tôi nhặt được chỉ 25 bó”.

Trời cũng đứng bóng, quanh xóm chẳng thấy ai đi chợ nấu ăn, khi chúng tôi hỏi ,chị Út rơm rớm nước mắt cho biết: “Làm cái này không dám ăn, sợ không kịp giao hàng cho người ta, vả lại một ngày kiếm có bao nhiêu đồng mà đi chợ. Bữa ăn của gia đình phụ thuộc vào chồng tôi, hôm nào chồng tôi đánh cá thì có mà ăn, không thì mua trứng vịt về ăn cho nhanh, rau muống sẵn có lặt xào tỏi ớt thế là xong một bữa ăn”.


Tay[-]chai[-]sần,[-]đau[-]nhức[-]vì[-]nghề[-]lặt[-]rau[-]muống[-]thuê

Những phụ nữ trong làng ngồi nhặt rau muống giữa trời nắng gắt. (Ảnh: Trúc Hương)

Tay[-]chai[-]sần,[-]đau[-]nhức[-]vì[-]nghề[-]lặt[-]rau[-]muống[-]thuê

Những bó rau muống đã được tước bỏ lá để giao lại cho mối. (Ảnh: Trúc Hương)


Vừa làm việc, chị Út vừa kể chuyện gia đình mình, chị cho hay: “Chồng tôi bệnh viêm khớp nên chẳng làm được gì, hàng ngày đi đánh cá rồi phụ tôi lặt rau. Tôi bệnh cũng không dám mua thuốc uống, người ta bán một liều mất hết 5.000 đồng nhưng nhiều loại thuốc nên mau hết bệnh, không có tiền nên tôi mua 1 vỉ 7.000 ngàn chỉ có một loại, biết là uống không có hiệu quả bao nhiêu nhưng vẫn uống cho qua ngày”.

“Đàn ông ở đây làm phụ hồ, ai mướn gì làm nấy, còn phụ nữ chúng tôi ở nhà nhặt rau phụ giúp gia đình. Lá rau muống thay vì bỏ chúng tôi bán lại cho những người nuôi cá, gà với giá 5.000 đồng 1 bao để kiếm thêm chút thu nhập” - Chị Lê Thị Hồng, quê Sóc Trăng chia sẻ khó khăn.


Tay[-]chai[-]sần,[-]đau[-]nhức[-]vì[-]nghề[-]lặt[-]rau[-]muống[-]thuê

Người dân đến mua lá rau muống về cho cá ăn. (Ảnh: Trúc Hương)

Tay[-]chai[-]sần,[-]đau[-]nhức[-]vì[-]nghề[-]lặt[-]rau[-]muống[-]thuê

Bà Ngô Thị Văn nhặt rau muống thuê để phụ giúp thêm 2 đứa cháu nhỏ.


Từ Sóc Trăng lên Sài Gòn, bà Ngô Thị Văn (64 tuổi) hiện ở cùng 2 đứa cháu 12 tuổi và 14 tuổi, nhưng cả 2 đứa đều đi làm việc cho một công ty tư nhân. Bà Văn kể lại, lúc trước bà bán vé số để kiếm thêm thu nhập nhưng bị bọn cướp giật mất 94 tờ vé số trị giá 940.000 đồng, đã khổ lại càng nghèo khổ hơn, đối với bà là cả một số tiền lớn, nên giờ chỉ ở nhà nhặt rau muống thuê là chủ yếu.

"Cuộc sống của người dân nơi đây đơn thuần làm việc chân chính để kiếm miếng cơm qua ngày, khao khát của chúng tôi là con cái sẽ ăn học đến nơi đến chốn, thoát khỏi cảnh cưc khổ như cha mẹ nó" – Chị Nguyễn Thị Hồng Thại chia sẻ.

TRÚC HƯƠNG (Huongnnt@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tay chai sần, đau nhức vì nghề lặt rau muống thuê

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI