Sạt lở dọc sông Ba
(10:49:19 AM 06/10/2012)
Sông Ba ( Ảnh Internet)
Thôn Phước Lộc 2, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa (Phú Yên) từ xưa là một ngôi làng trù phú, bình yên bên bờ nam sông Ba. Tuy nhiên gần đây, cuộc sống người dân bị đảo lộn vì dòng chảy của sông lấn vào làng trong mùa mưa lũ. Ông Mai Tấn Lường (60 tuổi) than thở: “Nhà tôi ở đây vườn tược rộng thênh thang nhưng đến nay sông đã “ăn” vào sát nhà. Có ba hàng tre phía bờ sông đều bị cuốn trôi”.
Bà Phùng Thị Sự, ở gần nhà ông Lường, cho biết nhà bà giờ không có đường đi vì mảnh vườn trước nhà đã bị sông “ăn” hết. Bà phải mua lại một phần đất phía sau nhà để lấy đường đi vào nhà bằng cửa hậu. “Khổ quá, không biết mùa mưa lũ năm nay có còn nhà nữa không?”- bà Sự nói.
Mép nước sông Ba đã “ăn” sát vào nhiều ngôi nhà ở thôn Phước Lộc 2. Kè bằng bêtông bà con đóng góp xây dựng để chống xói lở không trụ được với sức nước, bị ngã nhào xuống sông. Ông Lê Thành Tân, cán bộ địa chính xã Hòa Thành, cho biết chỉ qua ba mùa mưa, đoạn bờ sông thôn Phước Lộc 2 bị sạt lở dài khoảng 700m, lấn vào bờ hơn 100m, cuốn trôi 30ha đất sản xuất, làm 100 hộ dân mất đất sản xuất và đe dọa cuộc sống của 250 hộ dân khác.
Trong khi đó ở phía bờ bắc sông Ba, tình trạng sạt lở cũng đang uy hiếp trực tiếp 19 hộ dân ở thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa (Phú Yên). Ông Đào Tấn Hữu, phó chủ tịch UBND xã Hòa Thắng, cho biết: “Địa phương phải bố trí lực lượng xung kích sẵn sàng di dời dân đến nơi an toàn khi tình huống xấu xảy ra”.
Theo Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, hiện sạt lở cũng xảy ra ở các xã dọc sông Ba, gồm: Hòa Phong, Hòa Phú (huyện Tây Hòa), Hòa Định, Hòa Hội, Hòa An (huyện Phú Hòa), Đức Bình Đông, Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) và thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa).
Ông Biện Minh Tâm - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên - cho biết để hạn chế sạt lở bờ sông, cách hiệu quả nhất là xây kè nhưng dự trù kinh phí xây kè các đoạn sạt lở dọc sông Ba quá lớn nên chưa được triển khai. “Chúng tôi đã khảo sát các vị trí sạt lở nặng, xung yếu để đề xuất xây dựng theo lộ trình” - ông Tâm nói.
Ninh Thuận: hơn 6.000 hộ dân cần di dời
Theo dự án rà soát bổ sung quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 vừa được UBND tỉnh Ninh Thuận thông qua, hiện có 6.531 hộ dân ở vùng sạt lở bờ sông, bờ biển, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và thường xuyên ngập lụt... cần được di dời đến nơi ở mới. Trong giai đoạn 2012-2015, tỉnh Ninh Thuận sẽ ưu tiên tổ chức bố trí, sắp xếp cho gần 4.000 hộ dân, giai đoạn 2015-2020 tiếp tục hoàn thiện và bố trí cho 3.000 hộ còn lại.
Theo dự án rà soát bổ sung quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 vừa được UBND tỉnh Ninh Thuận thông qua, hiện có 6.531 hộ dân ở vùng sạt lở bờ sông, bờ biển, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và thường xuyên ngập lụt... cần được di dời đến nơi ở mới. Trong giai đoạn 2012-2015, tỉnh Ninh Thuận sẽ ưu tiên tổ chức bố trí, sắp xếp cho gần 4.000 hộ dân, giai đoạn 2015-2020 tiếp tục hoàn thiện và bố trí cho 3.000 hộ còn lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).