»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:14:10 AM (GMT+7)

Quảng Nam: Học sinh lội sông đến lớp

(18:27:56 PM 21/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Hằng ngày, nếu không đi đò, các em phải lội nước hoặc được phụ huynh cõng qua sông để đến lớp.
Khúc sông Mùi qua xã Tam Sơn rộng khoảng 150m, nước chảy rất xiết do địa hình đồi núi, đáy sông lởm chởm đá ngầm. Sông chia đôi xã Tam Sơn: 3 thôn Thuận Yên Tây, Mỹ Đông, Danh Sơn ở bờ tây; phía bờ phía đông gồm 3 thôn còn lại (Thuận Yên Đông, Đức Phú, Phú Hòa). Địa thế này gây trở ngại trong lưu thông hằng ngày của người dân và HS với 2 bến đò Đá Giăng (thôn Thuận Yên Đông) và Thác Hột (thôn Phú Hòa). Hằng năm, chịu ảnh hưởng của cao trình nước hồ Phú Ninh, từ cuối tháng 10 đến hết tháng 7 năm sau nước sông Mùi dâng cao; các tháng còn lại nước cạn, chỗ cao nhất lên đến ngang cổ…
 

Người dân sống cạnh bến đò Đá Giăng vẫn còn nhớ nhiều tai nạn liên tiếp xảy ra. Cách đây 5 năm, tại bến đò này, chiếc đò chở hơn 20 người bị lật úp, dìm chết 2 người. Tiếp đó, một người đàn ông làm nghề chài lưới bị nước cuốn cả ghe lẫn người, mấy ngày sau mới tìm thấy xác ở lòng hồ Phú Ninh. Ba năm trước, 3 HS THCS lội qua dòng sông cạn bị sảy chân, trôi mất xác…

 

Ông Trương Kim Hạnh, 44 tuổi, cán bộ văn hóa xã Tam Sơn, đã chứng kiến nhiều vụ chết đuối do có nhà ở gần bến đò Đá Giăng. Theo ông Hạnh, trong vòng 10 năm trở lại đây, năm nào cũng có người lâm nạn.

 

 
Cha mẹ, cả người già, phải cõng con cháu qua sông đi học - Ảnh: Th.Lý

 

Nguy cơ tai nạn khi qua sông cứ ám ảnh người dân. Năm ngoái, sau những tai nạn dồn dập và nhiều lần kiến nghị, địa phương được đầu tư xây dựng chiếc cầu bê tông ở bến đò Thác Hột. Tuy nhiên, do cầu Thác Hột nằm gần ranh giới hai xã Tam Sơn và Tam Trà nên phần lớn chỉ phục vụ giao thông cho người dân thôn Phú Hòa và những hộ dân của xã Tam Trà. Còn  tại  bến đò Đá Giăng, nằm ở trung tâm xã, vẫn là trục giao thông chính. Có 2 trường học ở hai bên bờ sông, gồm trường THCS Quang Trung (ở thôn Thuận Yên Đông) và trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (thôn Thuận Yên Tây).

 

Thành ra, những  HS bậc THCS ở các thôn Thuận Yên Tây, Danh Sơn… muốn đến lớp phải đạp xe vòng qua cầu Thác Hột trên quãng đường 20km mỗi ngày, cả đi lẫn về. Còn HS tiểu học ở bờ phía đông hoặc phải đi đò vào mùa nước lớn, hoặc lội bộ vào mùa nước cạn. Anh Nguyễn Đức Hoàng (34 tuổi, thôn Thuận Yên Đông, có con đang học tiểu học) lo lắng: “Chúng tôi cứ thấp thỏm, sáng sớm lại cõng con qua sông hoặc qua đò mới yên tâm. Riêng chuyện đưa đón các cháu đã tốn nhiều thời gian trong ngày rồi”.

 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Hòa - Chủ tịch UBND H.Núi Thành - cho biết chính quyền địa phương có theo dõi tình trạng HS phải lội sông hay qua đò ở đoạn Đá Giăng. Trong năm 2011, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt dự án Đường cứu nạn phòng chống thiên tai trên các sông Bồng Miêu, sông Tiên, sông Trạm và thượng nguồn Phú Ninh (thuộc 3 huyện Núi Thành, Tiên Phước, Phú Ninh) với tổng dự toán khoảng 154 tỉ đồng; dự kiến đến năm 2012 khởi công. Riêng hạng mục cầu Đá Giăng chiếm đến 70 tỉ đồng. Hiện tại, chủ đầu tư (Sở GT-VT) và UBND H.Núi Thành đang phối hợp giải phóng mặt bằng.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Hòa bày tỏ sự lo lắng khi tiến độ dự án có thể kéo dài hơn trong điều kiện phải rà soát, dừng nhiều dự án. Như vậy, HS ở khu vực này vẫn phải “lội sông” đến lớp trong một thời gian nữa, với nhiều hiểm nguy rình rập.

Hứa Xuyên Huỳnh - Thiên Lý (Thanh Niên)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quảng Nam: Học sinh lội sông đến lớp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI