Quảng Bình: Cả làng đua nhau xuất ngoại tìm trầm
(22:40:35 PM 22/10/2011)Người dân ở làng Trúc Ly, xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) vài thập kỷ nay đã mang mộng đổi đời từ trầm. Hàng trăm thanh niên trai tráng cho đến những người đàn ông đứng tuổi đã bỏ lại vợ con nơi quê nhà để xuất ngoại tìm vận may…
![]() |
Nhiều biệt thự và nhà cao tầng ở làng Trúc Ly mọc lên như nấm nhờ nghề đi lấy trầm cực nhọc. Ảnh:Trần An. |
Chỉ tính riêng xóm 4 đã có gần 200 người đi trầm, cả trong nước và xuất ngoại. Ông Lê Quang Hiếu, trưởng thôn Trúc Ly cũng từng bôn ba lâu năm như thế. Chỉ có điều không may mắn như những người khác, đến khi trở lại quê nhà, ông chỉ dành dụm chưa đầy chục triệu để cất ngôi nhà tạm cho vợ con.
Ông Hiếu cho biết làng Trúc Ly vốn nổi tiếng là vùng tìm và trúng trầm từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Cuộc sống của người dân nơi đây vì thế cũng "thay da đổi thịt". Dù là làng quê nhưng những ngôi nhà tầng, biệt thự mọc lên như nấm. Xe máy thì toàn là loại đắt tiền…Thế nhưng mấy ai biết rằng những thay đổi lớn về đời sống vật chất ấy được xây đắp bởi nước mắt, mồ hôi và cả mạng sống của những phu trầm.
Cũng bởi kinh nghiệm của dân Trúc Ly trong việc tìm trầm mà những năm trở lại đây, nhiều đại gia ở Quảng Bình và các địa phương khác tìm cách móc nối với đường dây ở Malaysia, Lào, Thái Lan… để thuê các phu trầm ở đây sang tìm kiếm. Có người đổi đời từ đó và cũng có người bỏ mạng.
Mới đây nhất, tháng 6 vừa qua, anh Phạm Văn Sâm, 42 tuổi cùng người cháu ruột vay tiền mua lương thực và làm lộ phí để lên đường sang Malaysia. Thế nhưng trong một lần đi rừng, anh bị cây lớn đổ xuống đè tử vong ngay. Hơn 10 ngày sau tro của anh mới đưa được về quê nhà. Giờ đây, chị Lê Thị Tý vợ anh cùng hai con nhỏ đang gồng gánh nuôi nhau sau nỗi đau mất chồng, mất cha.
Chị Tý kể, trước đó, anh Sâm từng là một tay đi trầm lâu năm ở trong nước. Sau khi lập gia đình một thời gian, anh quyết định ở nhà và đi làm thợ xây. Bẵng đi một thời gian, người dân ở Trúc Ly ồ ạt xuất ngoại tìm trầm và đã có nhiều gia đình đổi đời, anh Sâm lại quyết định quay về đường cũ. Lần đầu tiên anh đi Malaysia cũng là lần cuối cùng.
![]() |
Anh Trường (bên phải) - một phu trầm nhớ lại cái chết đau lòng của người thân Phạm Văn Sâm. Ảnh:Trần An. |
Phu trầm Hoàng Văn Thanh, 19 tuổi vừa trở về nước sau chuyến đi “kha khá” ở Malaysia và dự định sẽ đi tiếp khi thủ tục hoàn tất. Thanh cho biết, để được đi như vậy, phu trầm chỉ cần làm giấy tờ xuất ngoại dưới dạng đi du lịch với thời gian một tháng. Vừa tiết kiệm và vừa nhanh gọn. Tuy nhiên chỉ chừng đó thời gian thì chỉ đủ cho việc lưu thông ở nước bạn, còn chuyện tìm trầm có khi phải ở lại mất cả năm. Chính vì thế, sau khi đến nơi, các phu trầm hầu như chỉ sống trong rừng chứ không dám lộ mặt bởi dễ bị an ninh kiểm tra và bắt giữ.
“Trước khi đi, các phu trầm cũng phải bỏ ra 1-2 triệu để mua thuốc trị sốt rét, đau bụng, cảm...để phòng trừ ở trong rừng lâu dài”, một phu trầm nói.
Khu vực rừng mà các phu trầm đến thường là nơi giáp ranh của các quốc gia khác nhau. Do đó nhiều người gặp nạn vì bị lạc.
Ông Phạm Văn Tâm, người từng có nhiều chuyến xuất ngoại đi tìm trầm, kể: “Đã đi trầm thì phải len lỏi giữa rừng sâu nên nhiều lúc không biết mình đang ở địa phận của nước nào. Có khi đang ở Lào nhưng do ham tìm kiếm nên lần mò tận sang rừng của Thái Lan”.
Những phu trầm ở Trúc Ly thường đi theo tốp 3-5 người. Vào được rừng, họ dựng lán trại và phân chia nhau đi tìm. Mỗi ngày, họ phải đi 20-30km nên chuyện lạc đường không phải là hiếm. “Mặc dù được đem theo thức ăn dự trữ nhưng chỉ khoảng 20 ngày là hết nên những ngày sau chúng tôi phải ăn uống thiếu thốn, hết nước thì phải tìm các khe suối mà lấy dùng…”, ông Tâm kể.
Cảnh đổ xô đi tìm trầm ở Trúc Ly khiến cho làng trở nên thiếu đàn ông và trai tráng. May lắm, một năm mới có dịp cả gia đình đoàn tụ bên mâm cơm Tết và sau đó lại tất tả lên đường. “Không có nghề nghiệp, ruộng đất thì ít và cằn cỗi nên cha rồi con cứ nối tiếp nhau đi trầm. Bởi với họ chỉ có con đường đó mới cải thiện cuộc sống của gia đình”, ông Hiếu, trưởng thôn Trúc Ly nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)