»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:55:13 AM (GMT+7)

Quà tết là tờ lịch treo tường

(16:42:53 PM 05/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Khi cái tết đang cận kề, giữa không khí háo hức, nhộn nhịp đón xuân của người đồng bằng, không thể không nhớ đến những người quanh năm “cõng chữ” lên vùng xa lắc, ngày tết may lắm mới được thưởng một tờ lịch treo tường.

 

Túp lều - “tổ ấm” của vợ chồng thầy cô Tống Văn Hương - Đào Thị Địa (Trường tiểu học Bắc Ka Lăng, xã Tá Bạ, Mường Tè, Lai Châu) - Ảnh: Đ.Bình

 

Sau gần hai ngày đi xe cật lực, vượt những đèo dốc dựng ngược, những ngầm suối lổng chổng đá hộc, chúng tôi mới đặt chân đến các trường thuộc các xã vùng biên giới cực Tây, nơi “con gà gáy cả ba nước (Việt - Trung - Lào) cùng nghe”.

 

Những túp lều bên vách núi...

 

Bên vách núi trung tâm xã Tá Bạ (huyện Mường Tè, Lai Châu), một túp lều tranh ẩn hiện trong mây mù. Thầy Tống Văn Hương (Trường tiểu học Bắc Ka Lăng) sống trong túp lều tranh luôn phải đóng kín nói: “Mây mù suốt ngày, không bịt kín thì quần áo, đồ vật ẩm ướt hết”.

 

Túp lều là “tổ ấm” của thầy Hương và vợ là cô Đào Thị Địa (Trường mầm non Tá Bạ), nhưng tổ ấm này không thể ấm bởi quanh năm giá lạnh, bởi người vợ phải dạy ở điểm Trường bản Nạ Pê cách trung tâm xã ba giờ đi bộ xuyên rừng. Ở cùng một xã,  nhưng không thể gặp gỡ thường xuyên nên cô Địa phải tranh thủ gặp chồng trong những chuyến đi mua thực phẩm. Nghỉ được một tối với chồng rồi sáng sớm hôm sau lại một mình lặn lội ba tiếng đi bộ về trường.

 

Cuộc sống của hầu hết những cặp vợ chồng giáo viên vùng cao là thế. Nhưng dù sao với thầy Hương - cô Địa đều là người sinh ra lớn lên ở đất Mường Tè nên còn có thể quen cuộc sống này, với giáo viên từ các tỉnh đồng bằng lên thì nỗi vất vả còn nhiều hơn. Vợ chồng thầy Phạm Văn Long - Nguyễn Thị Quyên đều là người Hải Dương, học cùng trường sư phạm, cùng ra trường và tình nguyện lên vùng cực Tây dạy học từ năm 1999.

 

Không thể nói hết những khó khăn mà vợ chồng thầy phải đối mặt khi đến Mường Tè, chỉ biết rằng “bữa ăn chỉ cơm trắng với muối, lạc, nhiều bữa phải lấy lá chuối nấu thay canh”. Quá khó khăn, thiếu thốn, năm 2004, khi sinh con được thời gian ngắn, cả hai vợ chồng đành bấm bụng gửi con về quê cho ông bà nuôi.

 

Không có thưởng tết

 

Qua cả chục trường học từ Mường Tè (Lai Châu), rồi sang mảnh đất ngã ba biên giới Mường Nhé (Điện Biên), hầu hết các trường đều không có thưởng tết, họa hoằn mới có trường trích quỹ in mấy chục tờ lịch treo tường để thưởng cho giáo viên.

 

Thầy Phạm Văn Long tâm sự: “Lương của giáo viên vùng cao có trên chục năm công tác như vợ chồng tôi cũng được 5-6 triệu đồng/người/tháng. Nếu so với một mớ rau xanh giá 10.000 đồng, 150.000 đồng/kg thịt heo... mới thấy khoản lương này chỉ đủ chi cho cuộc sống sinh hoạt đắt đỏ ở vùng cao”. Mấy năm nay, vợ chồng thầy Long rất ít khi về quê ăn tết. Bởi đường sá xa xôi, nghỉ tết được bảy ngày thì không đủ thời gian đi về Hải Dương. Rồi chi phí tàu xe, rồi bao mặc cảm “đi làm ăn xa” mà về quê không quà cáp ông bà nên đã năm cái tết hai vợ chồng phải sống xa quê.

 

Cô giáo trẻ Hoàng Thanh Tâm (quê Phú Lương, Thái Nguyên) cũng bồi hồi nhớ lại cái tết đầu tiên khi vào nghề (năm 2005): “Trường chẳng có quỹ để thưởng, bữa liên hoan cuối năm, người góp con gà, người mớ rau, người chai rượu, cùng nấu nướng tổ chức liên hoan”. Theo cô giáo Tâm, nếu ai đó có về quê dưới xuôi thì món quà duy nhất vẫn là cành đào bẻ ven rừng.

 

Trong số các trường chúng tôi qua, có lẽ may mắn nhất là Trường tiểu học xã Pa Ủ (Mường Tè), mấy năm nay trường có thưởng tết là một tờ lịch treo tường.

 

Thầy Nguyễn Văn Tuấn, hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Pa Ủ, bộc bạch: “Để có thưởng tết, hằng tháng giáo viên đóng một khoản quỹ gọi là... quỹ giáo viên. Cuối năm trích quỹ in lịch để tặng mỗi thầy cô một tờ. Giáo viên nào đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua được thưởng thêm 50.000 đồng nữa. Dịp tết, nếu trường nào may mắn được phòng giáo dục huyện đến thăm thì cũng được thêm (coi như thưởng) một thùng bánh kẹo, vài bao thuốc lá...”.

L.Đ.DỤC - Đ.BÌNH (Tuổi trẻ)
Từ khóa liên quan: quà tết , tờ lịch, treo tường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Quà tết là tờ lịch treo tường

  • bất công (16:48:21 PM 05/01/2012)Tiêu đề

    Trong khi có người thưởng tết vài tỷ đồng thì các thầy cô giáo này lại không có thưởng. Đúng là bất công thật

  • Anh Định (16:49:57 PM 05/01/2012)Tiêu đề

    Nhìn túp lều của họ mà chạnh lòng. Vậy mới thấy nước VN mình còn nghèo khổ lắm. Nhưng vẫn thuộc hàng vô dịch ăn nhậu

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quà tết là tờ lịch treo tường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI