»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:02:32 AM (GMT+7)

Nông dân miền Tây "khóc ròng" giữa ruộng dưa hấu thối Tin ảnh

(11:13:41 AM 25/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhiều ngày nay, nông dân xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ phải hái dưa đổ xuống kênh, vì toàn bộ các ruộng dưa hấu sắp thu hoạch đã bị hư hại hoàn toàn do mưa.

Nông dân ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai còn vài ngày nữa thu hoạch sẽ cho thu nhập hàng chục triệu đồng, nhưng không ngờ bị đám mưa lớn làm dưa hấu thối đầy đồng.



Vụ dưa xuân- hè là thời điểm cho thu nhập cao với nông dân huyện Thới Lai vì lúc này, các vùng khác dưa đã hết mùa. Thế những, cơn mưa đầu tuần trước đã khiến những ruộng dưa sắp đến ngày thu hoạch của họ hư hại hoàn toàn.


Anh Ngô Ngọc Chẳn, trồng 3,5 công dưa cho biết: “Thông thường dưa hấu trồng 2 tháng mới cho thu hoạch. Nhưng năm nay thất thu hoàn toàn vì gặp mưa”.

Nhiều nông dân trồng dưa đối mặt dưa đầy quả hư thối nằm la liệt trên đồng, có hộ thiệt hại trên 70-80%, tệ hơn nữa là mắt trắng.


Nhiều nông dân sững sờ với hàng đống trái thối nằm la liệt trên đồng. Ông Bùi Hữu Đạo, trồng 7,5 công dưa hấu cho biết: “Tôi trồng dưa xuân hè 4 năm nay đều thắng đậm. Năm nay cả nhà rất kỳ vọng ở vụ này, vì đã đầu tư hơn 40 triệu đồng, và dự tính vài ngày nữa có thể cầm trong tay gần 100 triệu. Nhưng mưa lớn bất ngờ khiến toàn bộ ruộng dưa bị bệnh thối trái".


Người trồng dưa hấu sợ nhất là gặp mưa, bình quân 1 công dưa nông dân đầu tư từ 4 đến 5 triệu đồng, dưa trồng 2 tháng mới cho thu hoạch.


Bình quân 1 công dưa người nông dân phải đầu tư từ 4 đến 5 triệu đồng phân thuốc, chưa kể công chăm sóc.


Ông Bùi Khánh Đãng nước mắt tuôn giữa ruộng khi 1,5 ha dưa sắp thu hoạch gần như mất trắng. Ông cho biết, dưa xuất hiện bệnh sau trận mưa lớn, vì đa phần nông dân ở đây trồng theo kiểu truyền thống có phủ rơm trên mặt ruộng, không lên liếp dòng như các vùng chuyên canh khác.


Chỉ sau 2 ngày gặp mưa, trái sẽ có nhớt ở phần tiếp giáp với đất, đến ngày thứ 3 xuất hiện đốm vàng bằng đầu đũa và lan rộng ra trên mặt trái dưa, bổ ra trong ruột có mùi hôi.

Các chủ ruộng đành đem dưa đổ xuống kênh, nhiều người bơi xuồng đi vớt về cho gà vịt, heo ăn. Ông Bùi Thanh Nhàn, trồng 5,5 công dưa giống Bảo Long, nói không ra lời: “Ruộng dưa tôi còn 2 ngày nữa thương lái vào thu hoạch, khi gặp mưa thương lái cũng đành chấp nhận bỏ của chạy lấy người, chính vì vậy tôi đã thuê người cắt dưa sớm hơn dự kiến để chọn những trái còn nguyên đem đi bán ở chợ nổi Cái Răng khoảng 5 tấn, nhưng khi đến nơi bán cho thương lái giá 2.500 đồng/kg nhưng thương lái chọn phân nữa, số còn lại dưa bị hư đành đổ bỏ tại sông Hậu. Theo ông Nhàn vụ này gia đình lỗ hơn 30 triệu đồng.

Nếu trồng dưa trúng mùa sẽ thu nhập cao hơn lúa gấp 3-4 lần; nhưng năm nay nông dân xã Tân Thạnh bỏ lúa trồng dưa hấu bị mất trắng. Trong ảnh:

Theo ông Công đa số nông dân ở đây trồng dưa hấu quẹt, khi thu hoạch lúa ĐX xong, lúc mặt đất còn ướt, người ta dùng ngón tay quẹt mặt đất cho có đường kẻ, rồi bỏ hột dưa xuống kẻ đó, bỏ tro trấu lên. Nhưng khi đã trồng dưa hấu quẹt thì người nông dân ắt hẳn phải đối mặt với nhiều rủi ro, chủ yếu là phó mặc cho trời.


Ông Cao Chí Công, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thạnh cho biết đa số nông dân ở đây trồng dưa hấu quẹt (khi thu hoạch lúa đông xuân xong, lúc mặt đất còn ướt, người ta dùng ngón tay quẹt mặt đất cho có đường kẻ, rồi bỏ hạt dưa xuống kẻ đó, bỏ tro trấu lên). Nhưng khi đã trồng dưa hấu quẹt thì nông dân thường đối mặt với rủi ro.

(Theo Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nông dân miền Tây "khóc ròng" giữa ruộng dưa hấu thối

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI