Nhọc nhằn học trò vùng cao
(10:16:06 AM 01/05/2012)Đó là tình trạng đang diễn ra ở nhiều trường tiểu học tại huyện vùng cao Tây Trà - Quảng Ngãi. Trước đây, trường học của các em cũng không đến nỗi nào nhưng từ khi phải di dời để nhường chỗ cho dự án hồ chứa nước Nước Trong, học sinh phải học trong những điểm trường tạm bợ, thiếu thốn đủ thứ.
Không tài nào chịu nổi
Trời nắng nóng như thiêu đốt nhưng hơn 50 học sinh tại Trường Tiểu học Trà Thọ vẫn kiên trì bám lớp. Chỉ những con chữ lem luốc trên trang vở các học sinh, cô giáo Trang Thị Mỹ Nga giải thích: “Do nóng quá, các em ngồi học đổ mồ hôi, dùng tay quệt rồi lại ghi bài tiếp nên vở lấm lem thế này”.
Hầu hết các học sinh ở đây là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống gia đình rất khó khăn. Vì vậy, để các em đi học hằng ngày là một việc hết sức khó khăn của nhà trường. Nhìn cảnh học sinh ngồi học trong túp lều tối om và nóng rát, nhiều em áo ướt đẫm mồ hôi như phải làm việc vất vả, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
“Không chỉ học sinh mà giáo viên như tụi tôi cũng không tài nào chịu nổi cảnh thế này. Nhiều em học sinh do không chịu nổi nóng bức nên đau ốm liên miên. Nắng nóng, cộng với mái tôn mỏng tang nên trẻ không tài nào chịu nổi, nhất là những tiết học đầu giờ chiều” - cô Mỹ Nga ngậm ngùi.
Theo cô Trang, trước đây, học trò vùng này được học trong một ngôi trường bê tông khá kiên cố. Sau khi di dời trường nhường chỗ cho dự án lòng hồ Nước Trong, cô và trò phải dạt về điểm trường tồi tàn này. “Chỉ tội mấy đứa trẻ phải học hành ở những nơi tệ hại thế này. Không biết đến bao giờ, bọn trẻ của làng mới được học ở trường khang trang” - ông Trí rầu rĩ.
Học phải… đứng!
Cũng học trong những căn phòng nóng như thiêu đốt nhưng học sinh ở điểm trường Trà Veo, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà (thuộc Trường Tiểu học – THCS Trà Xinh) còn nhọc nhằn hơn. Học sinh ở đây phải học trong những căn phòng ọp ẹp và gần như tất cả đều phải… đứng. Các em phải ngửa cổ, ghì mặt sát vào bàn để viết bài vì bàn ghế ở đây quá cũ kỹ và quá khổ so với thể trạng của học sinh cấp 1-2.
Điểm trường Trà Veo có 68 học sinh với 4 lớp học nhưng do chỉ có 2 phòng nên phải chia làm 2 ca sáng và chiều. Phòng học không có điện, trời nắng thì nóng, trời mưa thì dột. Cô Hồ Thị Hiệp, giáo viên Trường Tiểu học – THCS Trà Xinh, cho biết: “Những ngày trời nắng nóng như thế này, buổi sáng, chúng tôi thường cho các em nghỉ trước giờ quy định và chiều vào lớp muộn hơn. Tuy nhiên, nhiều học sinh không thể sáng vào lớp sớm, chiều ra muộn được bởi nhà ở quá xa. Để bớt nắng, chúng tôi đành dùng bạt che quanh lớp. Do bàn ghế quá cao, ngồi trên ghế thì sẽ không thể nào viết được bài nên các em phải đứng”.
Chờ xây, sửa Ông Phạm Sơn cho biết trong năm học tới, Phòng GD-ĐT huyện Tây Trà sẽ phối hợp cùng UBND huyện, xã sửa chữa các điểm trường tạm. “Năm nào phòng cũng mua sắm thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường. Tuy nhiên, học sinh tại các điểm trường tạm phải chờ xây, sửa xong trường thì chúng tôi mới có thể hỗ trợ cơ sở vật chất. Vì hiện nay, nếu mua bàn ghế và đồ dùng học tập về các trường tạm này thì cũng như bỏ vào nhà trống vì không có người bảo quản, sẽ dẫn đến hư hỏng” – ông lý giải. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.