»

Thứ bảy, 23/11/2024, 19:05:42 PM (GMT+7)

Người thương binh quét rác, nuôi con vào đại học

(08:55:37 AM 14/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Dù cho cuộc sống có vô vàn khó khăn, vất vả nhưng ông Lộc vẫn âm thầm hi sinh bản thân mình cho tương lai của các con.

Sinh năm 1954, lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng quê tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Quỳnh Lộc sớm phải sống trong cảnh đói khổ, vất vả ngược xuôi. Trước cảnh người dân sống cơ cực dưới ách thống trị của thực dân, chàng thanh niên Nguyễn Quỳnh Lộc đã lên đường tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở chiến trường miền Nam. Năm 1975, ông nhận nhiệm vụ cao cả tại chiến trường K và bị thương 2 lần tại sân bay Hòa Bình.

 

quet[-]rac

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Nỗi đau trở về từ chiến trường

 

Năm 1978, ông Lộc được lệnh chuyển về các tỉnh biên giới phía Bắc. Năm 1979, ông Lộc đã bị thương nặng. Do sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng nên ông được giải ngũ. Năm 1985, ông Lộc nên duyên vợ chồng với cô gái quê ở tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thị Bình.

 

Những ngày tháng gian lao, vất vả nơi chiến trường, việc ăn uống thất thường nên ông Lộc thường xuyên bị những cơn đau dạ dày hành hạ. Ông Lộc chia sẻ: "Những cơn đau cứ dồn dập lên cơ thể khiến tôi vật vã lăn từ trên giường xuống đất, nằm co quắp. Lúc đó gia đình quá túng thiếu nay con ốm, mai con đau nên tôi cũng không đến bệnh viện". Trước hoàn cảnh khó khăn của ông Lộc, chính quyền địa phương và bạn bè đã giúp đỡ, đưa ông đến bệnh viện để cắt bỏ phần dạ dày hư, tìm cơ hội sống cho ông.

 

Thế nhưng, mọi thứ thật không dễ dàng với ông Lộc. Sau khi khám và xét nghiệm, các bác sĩ cho biết dạ dày của ông đã bị thủng và do sức khoẻ của ông quá yếu nên không thể thực hiện được ca phẫu thuật. Ông Lộc nói: "Lúc đó, tôi nghĩ  sự sống và cái chết của mình quá mỏng manh. Trong lúc khốn khó ấy, vợ lại sinh Minh Phú khiến tôi không thể nào chống chọi nổi với nỗi đau bệnh tật của mình".

 

 Sau một hồi dằn vặt, ông Lộc nói với các bác sĩ: "Sống chết thế nào, các anh cứ mổ cho tôi. Tôi bốn lần bị thương dưới bom đạn của quân thù còn không chết thì lần này không chết được đâu". Nói xong, ông Lộc đã tự kí giấy cam đoan với bệnh viện để bắt đầu ca phẫu thuật. Tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật, ông Lộc nhìn mọi người và nói đùa "Số tôi vẫn còn cao lắm, như vậy là không chết rồi".

 

Hành trình cùng con đến trường

 

Trước sự hi sinh của cha mẹ, ba trong bốn đứa con của ông Lộc đã phấn đấu thi đỗ đại học. Vì thương cha mẹ vất vả, cậu con trai thứ tư quyết định đi học nghề để bớt gánh nặng. Ông Lộc nói: "Nhiều lúc các con thấy hai vợ chồng tôi vất vả nên đòi nghỉ học ở nhà phụ giúp. Tôi không đồng ý và khuyên chúng: "Các con chịu khó đi, nếu các con thấy cha mẹ vất vả, mà sự vất vả đó lại vì các con thì hãy học cho thật giỏi để không phụ lòng những công lao nhọc nhằn của cha me"å. Không phụ lòng tận tâm của cha mẹ, cậu con trai thứ 3 không tay Minh Phú đã đến được với cổng trường đại học năm 2011. Ngày con nhận quyết định vào nhập học, ông Lộc phải gác lại việc đồng áng, cùng con đến trường.

 

Ở thành phố, việc lo từng miếng cơm, cái áo, cái quần, từng cuốn sách cho con đến trường rồi lại ngồi chờ con trở về khiến cho một người vốn luôn gắn bó với việc đồng áng nặng nhọc như ông luôn bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên. Ông Lộc chia sẻ: "Nếu như mọi chi phí của hai cha con cứ chờ đợi ở sự cung cấp từ công việc đồng áng của vợ thì vô lí quá trong khi mình ngồi không". Nghĩ như vậy, ông Lộc đã liên hệ với ban lãnh đạo kí túc xá để xin một công việc tại đây.

 

Biết hoàn cảnh khó khăn của ông Lộc, ban lãnh đạo sắp xếp cho ông việc quét dọn hành lang khu nhà ở của sinh viên đồng thời nhổ và chăm sóc cỏ ở khu vực trung tâm kí túc xá. "Công việc tuy vất vả nhưng đỡ đần được gánh nặng cho vợ và giúp con yên tâm học hành nên tôi thấy rất vui", ông Lộc nói.

 

Hàng ngày, sau khi công việc đã hoàn tất, ông Lộc lại trở về căn phòng nơi hai bố con có những giấc ngủ ngon sau một ngày lao động. Trong khi chờ cậu con trai đi học về, ông lại say mê với những cuốn sách cũ kĩ của mình. Ông Lộc nói: “Tôi ở tuổi này, thì niềm vui lớn nhất của tôi là đọc sách báo, để kiểm tra kiến thức nếu không dần dần sẽ lãng quên mọi thứ”.

 

"Không xây cho con ngôi nhà đẹp mà giúp con có một tấm bằng"

 

Những khó khăn về kinh tế, bệnh tật không làm người cha ấy chùn bước mà vẫn lặng lẽ đi sau cuộc sống của các con. Nhiều người bảo ông: “Sinh con ra phải có trách nhiệm nuôi con khôn lớn, cho con ăn học đến nơi đến chốn. Khi con trưởng thành thì dựng vợ gả chồng, xây cho mỗi đứa một ngôi nhà”. Nhưng ông Lộc quan niệm: "Vợ chồng tôi không làm những gì những người khác làm cho con của họ. Thay vì xây nhà cho con, chúng tôi giúp cho các con mỗi đứa có một tấm bằng. Và trên cái nền ấy, các con tôi tự ý thức để xây dựng cho cuộc sống của mình ý nghĩa hơn". 

 

(Nguồn: Thơ Trịnh/NĐT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người thương binh quét rác, nuôi con vào đại học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI