»

Chủ nhật, 24/11/2024, 02:41:17 AM (GMT+7)

Người phụ nữ hơn 20 năm làm nghề bốc xác

(09:12:36 AM 04/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Người dân thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân (Duy Tiên, Hà Nam) quen gọi chị Phạm Thị Bình là “chị Bình bốc xác”. Cái tên ấy gắn bó với chị cùng cả nỗi niềm hạnh phúc lẫn khổ đau.

Từ quốc lộ 1A đến thôn Đại Cầu, không ai xa lạ với "chị Bình bốc xác". Trong căn nhà nằm sâu hun hút cuối làng, người phụ nữ với nước da sáng, gương mặt tròn trịa cùng mái tóc xoăn đen này sống lặng lẽ cùng mẹ già. Nhắc đến tuổi, chị không nhớ chính xác năm sinh, chỉ biết mình "sinh năm con Ngọ", năm nay gần 40.

 

Chị bảo bén duyên với nghề bốc mộ từ khi 15-16 tuổi. Lần đầu tiếp xúc với xác chết, chị cũng thấy ghê. Nhưng khi tử khí xộc lên khiến bố bị ngất, chị đã bất chấp tất cả để làm thay. Do gia đình khó khăn, chị đành gắn bó với cái nghề "ai cũng sợ" này để nuôi sống bản thân và mẹ già. Đôi tay to bản, thô ráp của chị không biết bao lần lần mò hài cốt, nhặt nhạnh những mảnh xương thịt nát của người xấu số. 

 

Việc bốc mộ thường diễn ra ban đêm và tùy thuộc vào gia chủ, nếu được ngày, giờ, thời điểm nào chị đều sẵn sàng "nhận nhiệm vụ". Trong cái lạnh đêm khuya, dưới hố sâu, những người đào huyệt lặng lẽ bới lớp đất đá để lộ dần cỗ quan tài đang dần mục nát. Đến khi bộ ván thiên bục ra, trong ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn nhỏ, đập vào mắt người nhìn là bộ xương người nằm trong vũng nước đen đặc.

 

Trong không khí não nề cùng tiếng khóc bi ai của gia chủ, chị Bình nhanh nhẹn tắm rửa cho hài cốt. Đầu tiên là hộp sọ, tay, chân, rồi đến từng cái xương sườn, đốt tay… Không giống mọi người, chị chẳng đeo găng. "Làm vậy để không bị sót. Nếu đeo găng thì có cảm giác không tìm được lần lượt từng xương, còn sót phần nào là phải tội chết", chị lý giải.

Suốt 20 năm làm nghề bốc xác, nhiều lần định bỏ nghề nhưng để có tiền nuôi mẹ già và con gái, chị lại tiếp tục

 

Chị kể, một lần qua đường tàu sớm phát hiện xác chết bị nghiền thành 3 mảnh, chị vội báo cho công an, nhưng ở đó không ai dám nhặt xác. Thấy tội nghiệp, chị Bình lại làm. Từ đó, tên của chị được nhiều người biết đến, ở xa hay gần, nhà nào cần bốc mộ cũng luôn tìm đến. Vì thế chị đã đi khắp Hà Nam rồi sang Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội… để làm công việc sửa sang cho người chết.

 

Sức khỏe suy kiệt qua từng đêm bốc xác bởi mùi tử khí và sương lạnh thấm vào qua hơi thở, da tay. Có lần chị gặp phải mả kết, thi thể trong quan tài còn nguyên vẹn. Mở nắp quan tài ra, mùi tử khí xộc lên khiến chị chết ngất. Sau lần ấy, chị định bỏ làm. Nhưng thấy hàng xóm mỗi lần cần "sang cát" cho người thân phải chạy vạy tìm người giúp, chị đã nghĩ lại. Biết là cực nhọc nhưng chị vẫn làm phần vì mưu sinh, phần vì mong con cháu được hưởng phúc lâu dài.

 

Chị tâm sự, nếu không làm công việc liên quan tới xác chết và đầy tử khí thì giờ chắc chị đã có một mái ấm yên ổn như bao gia đình khác. Thời con gái, chị yêu một người và chung sống với nhau như vợ chồng. Được nửa năm, người yêu bỏ đi biệt xứ để lại chị với cái thai đã 6 tháng. Mặc dân làng cười chê, chị quyết giữ lại và sinh con.

 

Sau này cũng có nhiều thanh niên trong làng muốn theo đuổi nhưng chị không đến với ai. Chị sợ những nỗi đau trong quá khứ sẽ lặp lại, rồi cảnh con chung, con riêng. Con gái chị sinh năm 1993 giờ đi lấy chồng xa và đã có con. Ngày còn ở nhà, cô bé dù biết mẹ làm nghề bốc xác nhưng không chút gì ghê sợ.

 

"Con gái nói với tôi 'có gì mà xấu, đó là nghề nuôi con lớn đến ngày hôm nay nên mẹ đừng nghĩ ngợi nhiều'. Nó luôn là chỗ dựa tinh thần mỗi khi tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản", chị Bình tâm sự.

 

Nhắc đến tiền công, chị Bình bảo không vì ít người bốc xác mà tính đắt. Chị luôn căn cứ vào hoàn cảnh để tính công. Có gia đình bố mẹ mất sớm, 2 chị em còn nhỏ tuổi đến nhờ, chị giúp không công vì "bọn nó nhỏ thế, miếng cơm còn chưa no nữa là có tiền trả mình".

 

Tiền kiếm được từ việc bốc xác không dư dả nhưng cũng giúp chị trang trải cuộc sống và nuôi con. Cảm phục trước tấm lòng của chị Bình, một người đàn ông lớn tuổi ở tận miền Nam đã tìm về Hà Nam và tặng chị số tiền 70 triệu đồng để xây nhà.

 

Hiện tại, chị Bình sống trong căn nhà ấy với mẹ già. Chị vẫn hành nghề bốc xác nếu có ai nhờ giúp vì mong tích thật nhiều hơn nữa phúc đức cho con cháu.

(Nguồn: Tiểu Nguyễn /Vnexpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người phụ nữ hơn 20 năm làm nghề bốc xác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI