Nghẹn ngào bữa cơm tất niên giữa bãi rác khổng lồ
(10:13:03 AM 01/02/2013)
Người bình thường khi đặt chân lên bãi rác này chưa đầy 5 phút là chịu không nổi mùi hôi rất đặc trưng của rác. Tuy nhiên, hàng trăm con người đã ăn, ngủ cùng rác mấy chục năm nay. Đối với họ, nơi đây là nguồn kiếm sống, là nơi cho họ miếng cơm hàng ngày. Mùi của rác với họ cũng đã quá quen thuộc, đến mức nhiều người không cần phải mang khẩu trang khi làm việc.
Trưa 30/1, khi bữa trưa của những người nhặt rác bắt đầu thì tôi mang máy ảnh vào. Ngay đầu dốc lên bãi rác là những túp lều trại của người dân làm nơi tập kết hàng chục bao tải là những thứ mà họ đã cật lực lựa chọn được để bán cho các vựa ve chai. Tại đây, tôi may mắn được chứng kiến một mâm cơm cúng tất niên của họ.
Giữa biển rác mênh mông, họ khấn vái rất thành khẩn. Mâm cơm cúng tất niên không có gì đặc biệt, có con gà trống, bình hoa, nải chuối cùng chè xôi.
Đợi cho tàn nhang, họ mang tất cả những thứ vừa cúng bày ra và mời những người khác chung vui. Bàn tiệc đơn sơ giữa bãi rác khổng lồ nhưng hơn 10 con người cùng quây quần ăn uống vui vẻ.
Ở một quán cơm giữa biển rác được che bằng vài tấm nilon rách bươm, nhiều người khác ghé ăn bữa trưa. Bữa trưa của người dân ở đây chỉ có giá 10 ngàn đồng cũng có cá, thịt, đồ xào và có cả… ruồi. Ruồi có mặt khắp nơi, bu cả vào bát ăn cơm của người dân. Bà chủ quán vừa bới cơm liền tay cho khách vừa lấy tay đuổi ruồi. Đồ ăn được cho tất cả vào bát cơm.
Ông không ngại chia sẻ: "Vợ chồng tôi sống với nghề này cách đây mười mấy năm. Lúc ấy bãi rác không nhiều như bây giờ. Bây giờ rác cũng nhiều hơn và người đi kiếm rác như tôi cũng nhiều".
Nói tới nghề nhặt rác, có lẽ ai cũng nghĩ chỉ vào bước đường cùng người ta mới chịu làm. Ấy vậy mà, nhiều người dân mưu sinh ở bãi rác Khánh Sơn này đã có thâm niên gần 20 năm trong nghề. Bà Nguyễn Thị Mật (67 tuổi, trú Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), một trong những người nhiều tuổi nhất ở đây nhớ lại: “Khoảng 16-17 năm trước, tôi bắt đầu theo nghề này. Mới đầu làm, không thể chịu đựng nổi mùi hôi thối. Tối đi ngủ còn bị mùi hôi nó ám nhưng làm lâu thành quen, hôm nào ốm đau không lên đây được lại thấy nhớ đấy. Giờ già rồi, 7 giờ sáng lọ mọ lên làm rồi 4 giờ chiều là về. 40-50 ngàn một ngày là đủ sống rồi cháu à”.
Còn rất nhiều những hoàn cảnh đã sống với bãi rác, nhờ rác mà sống như bà H., bà L., ông T. Họ bảo ngày tết người ta nô nức đi mua sắm còn những người ở đây cứ chúi đầu chúi mũi vào rác. Vì xa bãi rác thì họ không thể sống nổi.
Một bữa tất niên giữa biển rác. Những người bới rác ở đây cũng có niềm tin vào tâm linh. Họ muốn cảm ơn chính mảnh đất đầy rác này đã cho họ miếng ăn quanh năm, cho con cháu họ có tiền tới trường.
Ông Thái cũng cho biết, bình thường có khoảng 60-70 người mưu sinh ở bãi rác này, còn ngày cao điểm thì bãi rác tăng lên khoảng 100 người. Theo những người dân ở đây thì ở bãi rác luôn có khoảng trên 100 người bất kể ngày đêm, tính ra ở đây có trên 200 người đang mưu sinh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).