Nghề nhặt rau nhút thuê ở Sài Gòn 
(19:51:14 PM 26/04/2016)
Những người dân lành nghề cặm cuội với công việc của mình.
Chạy dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh theo hướng về quốc lộ 1A, chỉ trên đoạn đường ngắn, chắc hẳn không khó để bạn tìm gặp những tụ điểm bán rau nhút bên lề đường.
Nhặt rau nhút thuê được xem là nghề mưu sinh không thể thiếu của những người dân xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Hơn 10 năm nay, người dân nơi đây, đa phần là phụ nữ, vẫn cần mẫn với nghề nhặt rau nhút thuê cho các chủ cửa hàng. Rau nhút ở đây được tập kết với số lượng lớn từ các quận Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi.
Mỗi ngày, một lao động có thể nhặt sạch từ 40 đến 50kg rau nhút, với mỗi kilogam rau chủ cửa hàng trả công cho họ khoảng 3.000 đồng. Nếu làm đều đặn người dân nơi đây có thu nhập vài triệu một tháng thì họ đỡ lao đao với cảnh chợ búa mỗi ngày.
Một ngày của họ bắt đầu từ 8h sáng, khi những chiếc xe tải nhỏ chở đến hàng tấn rau nhút cũng là lúc những người dân tụ lại với nhau thành từng nhóm nhỏ khoảng 5, 6 người. Ngồi trên những chiếc ghế nhựa bên lề đường, những đôi bàn tay thoăn thoắt hàng ngày chỉ làm một việc là cầm mỗi cọng rau nhút và gỡ bỏ những “chiếc áo phao”, những chùm rễ cùng với những cây bèo con. Ai nhìn cũng thấy nhàn, nhàn đến mức phát chán, nhưng với họ đây là nghề kiếm sống cho cả gia đình.
Công việc cứ thế được lặp đi lặp lại từng ngày, từ sáng tới chiều họ ngồi suốt bên lề đường, con hẻm, bên cạnh là những tia nắng như thêu như đốt của Sài Thành. Đa phần những người làm nghề này đều có gia đình và định cư ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Họ đều thuộc vào bậc tuổi trung niên, một phần do tuổi tác, bằng cấp, một phần do sức khỏe nên hầu hết họ đều “bám chặt” với nghề nhặt rau nhút để kiếm sống. Anh Trần Văn Pho (47 tuổi, xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh) chia sẻ: “thấy làm thuê làm mướn cũng bấp bênh quá, nên ở nhà phụ vợ nhặt rau để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Trước kia, mình đi làm thấy vợ chỉ việc ngồi lề đường nhặt rau, nhàn nhã bao nhiêu thì khi bắt tay vào phụ vợ mới thấy thấm đủ điều, trời thì hanh oi nóng bức, đường thì xe cộ tấp nập, bụi bặm. Rau nhút thấy dễ nhặt vậy mà đâm ra khó, mỗi lần cứ cầm một cọng gỡ bỏ như vậy thì rất lâu, có khi không khéo lại làm gãy cành, mất chồi thì phải phân ra cây nguyên với cây bị gãy để bán riêng.”
“Nhiều khi ở nhà không biết làm gì, buôn bán cũng chẳng có vốn luyến, mặt bằng, thấy chị em trong xóm rủ nhau đi nhặt rau nên mình cũng đi theo làm kiếm thêm thu nhập. Mấy ngày đầu về suýt bị bệnh do phải tiếp xúc với nước, với nắng, bụi nhưng khi quen rồi thấy công việc cũng ổn đinh nên theo chị em làm suốt tới giờ.”- chị Hương (35 tuổi, xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh) chia sẻ.
Dưới tán cây ven lề đường, bầu trời bụi bặm, nắng gắt là những giọt mồ hôi của người lao động với nghề nhặt rau nhút suốt bao nhiêu năm qua. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc là thế, nhưng trên môi họ vẫn luôn có những nụ cười, những câu chuyện, kỹ năng sống được truyền đến nhau. Và sau lớp hào nhoáng của Sài Thành, những tòa nhà hoành tráng kia vẫn luôn có những con người ngày đêm làm việc cực khổ, nhưng vẫn không thể nào đủ để có cuộc sống sung túc hơn.
Hình ảnh công việc nhặt rau nhút thuê hàng ngày ở Sài Gòn:
Khi những chiếc xe tải chở rau nhút tới cũng là lúc bắt đầu làm việc của những người dân xã Phong Phú.
Vợ chồng anh Pho làm việc dưới trời nắng cả ngày nhưng họ vẫn nở nụ cười
Người dân tưới thêm nước cho rau không bị héo dưới thời tiết oi bức
Người dân rửa sơ qua với nước để làm sạch bèo dính trên thân rau
Thành phẩm sau một khoảng thời gian nhặt bỏ phao, cành hư gãy, người dân cân lên tính theo ký và nhận tiền lương cho công việc của mình.
Ý kiến bạn đọc về: Nghề nhặt rau nhút thuê ở Sài Gòn
-
Hoàng Ngọc Cường (17:11:27 PM 07/04/2017)Địa chỉ gia đình trồng rau rút
Anh (Chị) làm ơn cho xin số điện thoại gia đình trồng rau rút. Tôi xin cảm ơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)