»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:57:10 AM (GMT+7)

Hành trình lội sông tìm con chữ

(08:29:50 AM 17/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Hành trình đi tìm con chữ của học sinh ở các bản làng vùng cao thuộc huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) vô cùng gian nan vất vả. Tính mạng các em luôn bị rình rập bởi phải lội qua những con sông, suối nước chảy xiết để đến trường.

 

Các em học sinh H’re ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) lội sông tới trường - Ảnh: Hiển Cừ 

 

Khi học sinh (HS) ở Ba Tơ bước vào năm học mới cũng là thời điểm mùa mưa lũ tràn về. Mưa như trút nước khiến đường đến trường bùn đất nhão nhoẹt. Những con sông, suối nước chảy cuồn cuộn. Vì thế các trường buộc phải cho HS nghỉ học. Nước lũ vừa rút, các em lại tiếp tục bám trường, bám lớp.

 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó trưởng Phòng GD huyện Ba Tơ lo lắng bởi các học trò mình, nhất là bậc tiểu học và THCS phải lội sông, suối đến trường trong mùa mưa hết sức nguy hiểm, vì chỉ cần một cơn mưa lớn nước lũ sẽ đột ngột dâng cao. “Nếu thời điểm ấy các em đang lội qua sông thì làm sao trở tay cho kịp, hậu quả rất khó lường”, ông Tuấn lo lắng.

 

Dù trường học chỉ cách nhà một tầm nhìn nhưng đối với hơn 50 HS người H’re ở làng Đồng Dâu và Con Cua thuộc thôn 3, xã Ba Cung là một khoảng cách rất xa, nếu đi đường vòng phải mất gần 20 km. Do vậy, để đến trường đúng giờ, các em phải thức dậy từ rất sớm lội qua 2 con suối đến bến đò rồi lên ghe vượt qua sông Liên rộng hơn 100 m, nhiều chỗ nước rất sâu, chảy xiết và xoáy.

 

Việc lội qua suối đến trường của các em như một công đoạn đã được “lập trình” sẵn. Nhiều em mặc 2 quần, đến bờ suối cởi ra cho quần đi học vào cặp, đội lên đầu rồi lội suối. Đến lớp lại lo phơi quần ướt để tan trường mặc vào trở về nhà.

 

Ông Phạm Trung Tân, Chủ tịch UBND xã Ba Cung cho biết, việc các em lội suối là rất nguy hiểm, bởi trong 2 mùa lũ vừa qua đã có 2 người dân địa phương thiệt mạng. Theo ông Tân, người dân Đồng Dâu và Con Cua mong mỏi có được chiếc cầu treo bắc qua sông Liên để các em HS đi học được thuận lợi, an toàn.

 

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, ở huyện miền núi Ba Tơ không chỉ có HS của xã Ba Cung mà còn nhiều HS ở các xã khác như Ba Điền, Ba Dinh, Ba Vì cũng rơi vào tình cảnh tương tự. “Giá như có những chiếc cầu treo bắc qua sông thì hành trình tìm con chữ của các em HS ở Ba Tơ sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều”, ông Tuấn nói.

Hiển Cừ (Thanh niên)
Từ khóa liên quan: hành trình, lội sông, con chữ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hành trình lội sông tìm con chữ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI