Diêm dân Nam Định ồ ạt bỏ nghề
(19:22:11 PM 23/10/2012)Cánh đồng muối Bạch Long - “thủ phủ” sản xuất muối thuộc huyện Giao Thủy thời điểm này vắng hoe, chẳng khác nào một bãi hoang. Cả cánh đồng rộng tới 250ha, thi thoảng mới có một vài người qua lại đẩy xe muối.
Nữ diêm dân tên Hồng đang cào muối nói: “Giá muối năm nay tuy có tăng và bán được 1.500 đồng/kg, nhưng tính ra thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu. Làm quần quật cả tháng, cũng chỉ được chừng 400.000 đồng. Giờ nhà chỉ còn mỗi tôi làm cầm chừng thôi, còn chồng tôi đã đi lên Hà Nội tìm việc khác rồi”.
Do nhiều diêm dân bỏ nghề, nên nguồn cung về muối ở Nam Định đã giảm hẳn |
Hiện tại ở Bạch Long đang có khoảng 1.000 hộ làm nghề muối, trong đó có 100 hộ làm muối kết hợp với nuôi trồng thủy sản, còn lại 900 hộ chuyên làm muối. Song theo ghi nhận, thời gian gần đây, số hộ diêm dân bỏ nghề ngày càng tăng. Ông Nguyễn Hồng Khang - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Khó khăn lớn nhất đối với nghề sản xuất muối ở Bạch Long hiện nay là cơ sở hạ tầng không được đầu tư, giá cả thu mua lại bấp bênh. Do đó, nhiều diêm dân đã bỏ nghề, chuyển sang làm nghề khác”.
Theo ông Khang, năm nay do thời tiết mưa nhiều nên lượng muối làm ra không đủ cung ứng nhu cầu. Hiện ở địa bàn xã Bạch Long có 4 công ty của Nhà nước và hơn 30 đại lý thu mua muối. Muối khan hiếm nên có những thời điểm, hàng đoàn xe nằm chờ “ăn muối” cả tháng mà vẫn không có hàng. Lý giải điều này, ông Khang cho biết: “Bình thường mọi năm, sản lượng muối của Bạch Long đạt khoảng 40.000 tấn, thì năm nay giảm chỉ còn một nửa, nên thiếu nguồn cung trầm trọng”.
Theo ông Mai Văn Dư- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, do nhiều năm liền giá muối mà diêm dân làm ra quá bèo bọt, không đủ sống nên rất nhiều cánh đồng muối ở Nam Định đã bị bỏ hoang. Trong đó, nhiều cánh đồng đã bị chuyển đổi thành ao, đầm nuôi tôm hoặc cây trồng khác. “Bây giờ tôm, ngao liên tục bị dịch bệnh, chết, đầu ra khó khăn, trong khi giá muối lại lên cao, thì những khu đầm tôm đã chuyển đổi không thể dùng để sản xuất muối được nữa” - ông Dư nói.
Khảo sát của Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho thấy, diện tích đồng muối trên địa bàn tỉnh này đã giảm khoảng 40% so với trước. Với thực trạng này, Sở NNPTNT đang tiến hành xây dựng đề án quy hoạch lại các vùng sản xuất muối, trong đó riêng toàn bộ cánh đồng muối Bạch Long phải được giữ nguyên vẹn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.