Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 31/10/2024, 12:22:45 PM (GMT+7)
Tổ chức Động vật Châu Á thực hiện cứu hộ ba cá thể gấu ngựa tại Nam Định
(18:15:42 PM 21/04/2020)(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 21/4/2020, Tổ chức Động vật Châu Á thực hiện giải cứu ba cá thể gấu ngựa tại Hạt kiểm lâm Giao Xuân Hải, tỉnh Nam Định, đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong cùng ngày. Chuyến cứu hộ diễn ra trong thời điểm vô cùng đặc biệt, khi cả nước đang chung tay chống dịch Covid-19.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9 >> Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên >> Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
Khu chăm sóc tạm chờ cứu hộ của ba cá thể gấu tại Hạt kiểm lâm Giao Xuân Hải, Nam Định
Ba cá thể gấu ngựa được một chủ nuôi gấu tại xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu tự nguyện giao nộp cho Nhà nươc từ cuối tháng 3/2020 và đã bàn giao cho Hạt kiểm lâm Giao Xuân Hải chăm sóc tạm thời. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Tổ chức Động vật Châu Á đã xúc tiến các thủ tục cần thiết với Cục Kiểm lâm – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm Nam Định theo đúng quy định, và nhanh chóng lên phương án sẵn sàng đi tiếp nhận gấu. Tuy nhiên, do dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, đơn vị phải tạm hoãn việc giải cứu, tuân thủ theo đúng yêu cầu giãn cách xã hội toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ vì sự an toàn của những người tham gia và cộng đồng.
Thông tin của Chi cục Kiểm lâm Nam Định cho biết, tổng số lượng gấu bị nuôi nhốt là 4 cá thể, nhưng một gấu ngựa đã chết trong trang trại, chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho gấu, Chi cục đã quyết định đưa cả ba cá thể, hai gấu cái, một gấu đực còn lại về Hạt Kiểm lâm để kịp thời chăm sóc. Trong suốt quá trình thực hiện giãn cách xã hội, Tổ chức đã gửi hướng dẫn chăm sóc gấu cụ thể, phối hợp chặt chẽ và giữ liên lạc thường xuyên với các cán bộ Kiểm lâm Nam Định, nhằm đảm bảo sức khoẻ của ba cá thể gấu.
Sau 15/4 - Chính sách giãn cách xã hội theo các khu vực chống lây lan Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, Tổ chức Động vật Châu Á thống nhất với Chi cục Kiểm lâm Nam Định ấn định ngày cứu hộ với một số hạn chế nhằm thực hiện đúng các quy định an toàn phòng chống dịch bệnh như: đeo khẩu trang, giới hạn nhóm cứu hộ dưới 10 người, khai báo thân nhiệt những người có mặt. Đặc biệt, các chuyên gia quốc tế của Tổ chức đều mang theo hộ chiếu chứng minh không xuất cảnh trong suốt thời gian có dịch bệnh.
Các nhân viên của Tổ chức đã nghĩ cho gấu những cái tên mới đầy ý nghĩa, dựa theo các câu chuyện cổ tích với mong muốn mang tới một cuộc sống mới tự do và hạnh phúc mãi mãi cho cả ba tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam – nơi được coi là “thiên đường của gấu”. Cá thể gấu đực, nặng ước chừng 110 kg được đặt tên là James (theo truyện James và quả đào khổng lồ - cậu bé đã vượt qua sự tàn nhẫn để tìm thấy tình bạn và bình yên). Hai cá thể gấu cái nặng từ 80 -100 kg, được đặt tên là Bân (theo sự tích Nàng Bân đan áo – người phụ nữ đã chia sẻ sự quan tâm và lòng yêu thương), và Alice (Alice ở xứ sở diệu kỳ - vượt qua được thế giới ác mộng).
James – cá thể gấu ngựa đực, nặng ước chừng 110 kg, khá hoảng loạn khi các bác sỹ tiếp cận.
Ba cá thể gấu được cứu hộ bằng phương pháp chuyển từ lồng nuôi nhốt hiện tại sang lồng vận chuyển. Theo bác sỹ thú y Shaun Thomson, quan sát lâm sàng cho thấy sức khoẻ của cả ba tương đối ổn định, và là gấu trẻ, tuy nhiên phải chờ khi khám toàn diện cho gấu khi về Trung tâm Cứu hộ mới có thể chắc chắn tình trạng hiện tại của chúng. Hai lồng được ghép sát vào nhau và các y tá sẽ dụ gấu tự bước sang bằng mật ong và những đồ ngọt gấu yêu thích như sữa đặc, mứt quả khô. James – chú gấu đực được cứu hộ đầu tiên, tiếp đến là Bân – cô gấu ở lồng giữa khá căng thẳng. Cá thể gấu cái ngoài cùng bên phải điềm tĩnh nhất là Alice được cứu hộ cuối cùng.
Khoảng cách từ Nam Định về Vĩnh Phúc mất chừng 4 tiếng đi đường, gấu sau cứu hộ được chuyển ngay về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam trong chiều cùng ngày. Sau cứu hộ, gấu sẽ trải qua 45 ngày cách ly, được khám sức khoẻ và chữa trị các bệnh tật, thương tổn, trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên.
Từ năm 2007 tới nay, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ được 214 cá thể gấu ngựa và gấu chó (cả gấu con và gấu sống lâu năm trong các chuồng cũi) tại nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam và hiện chăm sóc 185 cá thể tại các khu bán tự nhiên của Trung tâm.
Tổ chức Động vật Châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa được thêm khoảng 800 cá thể gấu nữa về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017 tới 2022. Thống kê mới nhất cho thấy cả nước còn khoảng hơn 600 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể. Cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam tiến hành lập hồ sơ và quản lý gấu trên cả nước nhằm mục đích quản lý số lượng gấu đang nuôi nhốt, chấm dứt tình trạng săn bắt gấu từ tự nhiên về nuôi.) Phần lớn gấu ngựa nuôi nhốt trong các trang trại vì mục đích thương mại, và có lẽ khoảnh khắc duy nhất mà những cá thể này được ra khỏi bốn bức lồng sắt xung quanh là khi bị gây mê để trích hút mật. Một số cá thể gấu được nuôi nhốt với mục đích làm cảnh hoặc để biểu diễn trong các công viên hoặc rạp xiếc.
PHƯƠNG KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...