»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:25:35 PM (GMT+7)

Cụ ông 84 tuổi đạp xe bán chuối

(20:19:04 PM 11/10/2012)
(Tin Môi Trường) - 4h sáng, cụ Khánh (84 tuổi) lại túc tắc đạp xe thồ không phanh chở 2 thúng chuối vào Hà Nội. Nhiều người thương tình biếu thêm tiền nhưng cụ từ chối bởi cụ muốn được làm việc chứ không phải vì kinh tế khó khăn.

 

Vừa hết buổi chợ, cụ Khánh lại tất bật ra vườn chuối để cắt những buồng đã đặt trước. Ảnh: Bình Minh.

 

Nhiều năm nay, hình ảnh ông cụ lưng còng mặc quần áo nâu sồng gồng mình đạp chiếc xe cà tàng không phanh chở hai thúng chuối không còn xa lạ với người dân khu Hà Đông, Thanh Xuân. Mỗi khi có người gọi mua chuối, cụ lại loạng choạng, vắt chéo chân xuống xe giữ thăng bằng rồi mới cẩn thận chọn từng nải chuối ngon cho khách. Ông lão ngoài 80 chia sẻ, bận rộn và được làm việc là niềm hạnh phúc.

 

16h chiều, cụ Nguyễn Trung Khánh (84 tuổi, ở thôn bãi Trung Việt, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) trở về nhà sau buổi chợ đắt khách. Hai thúng chuối tiêu đầy ắp khoảng 30 - 40 nải đã hết veo. Vừa về đến nhà, cụ Khánh lại tất bật ra bãi cắt chuối xanh về giấm. Sợ không kịp cắt, những buồng chuối già đã đặt mua ở các vườn sẽ chín rụng hết, cụ Khánh tranh thủ vừa về chợ là phải đi ngay.

 

Dỡ những nải chuối xanh xếp đầy trong hai thúng buộc hai bên xe, cụ Khánh móm mém trò chuyện. Trong thúng, đôi dép xốp mòn vẹt thành lỗ to ở gót. Bận rộn với công việc đi bán, cắt chuối ngoài vườn và giấm chuối, cụ hầu như chẳng lúc nào rảnh rỗi để ngồi tiếp chuyện ai đó. Đôi bàn tay già nhăn nheo thâm đen vì nhựa chuối của cụ Khánh thoăn thoắt phân loại từng nải để đưa vào góc nhà. Tấm lưng còng của cụ gập xuống khiến người đối diện hiếm khi nhìn rõ mặt.

 

Giấm chuối xong, thân già mỏng manh ấy lại "đu" trên chiếc xe cà tang không phanh để "chở thêm chuyến nữa trước khi trời tối". Đoạn đường đến bãi chuối khoảng 5 km, cụ Khánh đạp xe mất 30 phút... Có lần, cụ đang đi cắt chuối, cả người và xe bỗng lao xuống sông, có người đi qua nhìn thấy đã nhảy xuống cứu.

 

Sinh năm 1929, thời thanh niên, cụ Khánh đã kiếm kế sinh nhai bằng nghề bán chuối. Ở vào tuổi 84 nhưng cụ Khánh vẫn còn minh mẫn, cách nói chuyện rành mạch. Đôi mắt kèm nhèm, hai bàn tay đan vào nhau, cụ cho biết, làng Cao Viên trước đây có tên là Cao Bộ và người dân chuyên bán chuối.

 

"Tôi bán chuối từ trước khi đất nước giải phóng rất lâu. Mãi năm 28 tuổi, tôi mới lập gia đình. Sau đó tôi với bà ấy lại cùng nhau đi chợ chuối nuôi bốn đứa con", cụ Khánh kể.

 

Chất đầy chuối vào hai bên thúng, cụ Khánh vất vả chở chuối về. Ảnh: Bình Minh.

 

Trong trí nhớ của cụ, "ngày trước" đi bán chuối cực khổ hơn nhiều, vất vả mà chẳng kiếm được là bao. Đi lại khó khăn, lại không có phương tiện, cụ và vợ phải gánh chuối từ nhà lên Hà Đông. Hồi đó, mỗi cụ gánh được cả thảy ba buồng chuối cho một buổi chợ. Năm 1993 sau khi vợ mất, cụ Khánh vẫn tiếp tục công việc này như một cái nghiệp. Giờ thì bốn người con đã trưởng thành, kinh tế khá giả, cụ cũng có cháu, chắt đề huề nhưng vẫn không chịu từ bỏ nghề bán chuối dạo.

 

Cụ Khánh cho hay, "bố cả" giờ sống ở Hà Nội và thỉnh thoảng mới về thăm nên cụ ở cùng vợ chồng con trai thứ hai là Nguyễn Trung Điển. Anh Điển cho biết, nhiều lần, các con định bán xe, cố tình làm hỏng xe và đôi thúng để cụ ở nhà nhưng xe hỏng thì cụ sửa hoặc mua xe thồ khác rồi sắm đôi rổ mới. Những cửa hàng sửa chữa xe đạp trong làng hoặc quanh đó đều được "nhờ vả" không sửa xe cho cụ. Không ai giúp, cụ mang xe lên tận Hà Đông sửa. Ban đầu, nhiều người trách các con để bố vất vả chợ búa nhưng sau biết tính cụ Khánh, ai cũng lắc đầu chịu thua.

 

"Anh em tôi khuyên cụ nhiều lần nhưng không được. Kinh tế cũng không khó khăn nhưng cụ thích đi. Làm cách nào thì cụ cũng vẫn tìm được cách đi chợ cho bằng được. Chỉ trừ những lúc ốm mệt cụ mới ở nhà. Nghỉ 1-2 hôm thôi là cụ lại tiếp tục buổi chợ không sợ chuối chín hỏng", anh Điển chia sẻ.

 

Mưa hay nắng, ngày nào cụ cũng đạp xe đi chợ bán chuối. Đoạn đường nào khó, cụ xuống đẩy đến chỗ dễ mới lên xe đạp tiếp. Một buổi chợ của cụ bắt đầu từ lúc 3h sáng với ngày Rằm, mùng 1 và 4h sáng với ngày thường rồi trở về nhà vào chiều muộn. "Sáng mua 10.000 xôi thì ăn thoải mái, trưa tôi ăn phở. Bữa tối ở nhà tôi ăn tầm hai lưng cơm", ông cụ cười khi kể về khẩu phần ăn của mình.

 

"Ngày làm việc" của cụ thường kết thúc vào 12h đêm. Cụ làm không ngơi tay, hết đi bán về lại đi cắt chuối, giấm chuối rồi xếp vào thúng để chuẩn bị cho buổi chợ sau. Cụ thường không ngồi cố định ở vị trí nào mà di chuyển khắp các chợ cóc dọc đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Nhiều năm bán chuối, cụ cũng có những khách quen. Cụ bảo, có người đến mua biếu thêm tiền nhưng cụ chỉ lấy đúng số tiền chuối và trả lại cho họ.

 

"Có cả sinh viên cho tôi tiền nhưng các cháu còn đi học thì lấy đâu ra. Có người đưa tiền, tôi không cầm, thế là họ để vào thúng rồi chạy mất. Tôi rất ngại", cụ Khánh giãi bày và tâm sự, "biết các con không bằng lòng" nhưng mình chẳng làm điều xấu nên không có gì đáng hổ thẹn.

Đôi dép mòn vẹt để trong rổ chuối của cụ Khánh. Ảnh: Bình Minh.

 

"Đi lao động không xấu. Tôi đi ăn xin, đi trộm, cắp mới để người ta phải bình luận. Tôi đến chỗ mua, bán nào người ta cũng yêu, cũng quý. Và tôi cũng không làm gì để ai phải chê cười", cụ già 84 tuổi nói. Theo cụ, các con không muốn bố đi chợ và mong ông ở nhà hưởng thụ tuổi già nhưng cụ thấy "tiếc việc".

 

Chia sẻ thêm về công việc thường ngày, cụ Khánh tiết lộ "bí quyết" giấm chuối. Để chuối chín ngon và đẹp, cụ thường xếp một mẻ 30 - 40 nải vào thùng phuy và bịt kín. Mùa đông, có hôm phải thắp tới chục nén hương còn mùa hè, cụ chỉ dùng tới ba nén để giấm. Để từ sáng hôm trước tới sáng hôm sau là có thể mang đi bán.

 

Khi được hỏi sẽ đi chợ đến lúc nào, cụ Khánh ngập ngừng: "Ai cũng hỏi tôi câu đó. Tôi sẽ đi đến lúc nào còn có thể".

Bình Minh (VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cụ ông 84 tuổi đạp xe bán chuối

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI