Cụ ông 73 tuổi đưa cháu mồ côi đi thi đại học
(16:32:43 PM 04/07/2013)Giữa cái nắng của mùa hè, cụ già đã ngoài 70 tuổi cố tìm cho mình một bóng râm khi đứng trước địa điểm
Cái tên đặc biệt
Không như nhiều sĩ tử khác, nữ sinh Lưu Huệ Thương mồ côi cả bố lẫn mẹ, sống với ông bà từ khi 6 tháng tuổi. Đến nay, bước vào kì
Nói về đứa cháu gái của mình, ông Chỉnh kể: “Gặp mối tình trắc trở nên con gái tôi sinh cháu Thương và nuôi con một mình, Nhưng khi cháu Thương được 6 tháng thì mẹ cháu lưu lạc và từ đó không về. Hai ông bà già phải chăm sóc cho đến tận bây giờ”.
Ông Chỉnh rất buồn mỗi khi nhắc về con gái và cháu.
Ông Chỉnh chia sẻ với chúng tôi về nguồn gốc cái tên Lưu Huệ Thương của cháu gái mình. Chữ “Lưu” có nghĩa là mẹ Thương đi lưu lạc và mất tích không về, chứ “Thương” là ông mong muốn mọi người yêu thương, quý mến cháu gái của mình. Nói đến đây, ông Chỉnh ngồi lặng lẽ nhìn về phía dòng xe cộ đông đúc, như nhớ về người con gái lưu lạc của ông cũng như thương biết bao đứa cháu gái mồ côi từ nhỏ.
Ông Chỉnh cho biết, Thương học rất tốt, 12 năm liền đều đạt học sinh giỏi của trường THPT Phú Xuyên B. Năm ngoái, Thương nhận được học bổng chương trình Chung một ước mơ ở TP.HCM.
“Mồ côi từ nhỏ, Thương rất chăm chỉ và hiền lành, lúc nào cũng có ý thức học tập. Cháu thường nói với tôi, cháu phải học giỏi để mai sau kiếm tiền phụng dưỡng ông bà”, ông Chỉnh tâm sự.
73 tuổi đưa cháu đi
Vượt qua chặng đường hơn 50km trên chiếc xe máy cũ, tay lái không còn vững nhưng ông Chỉnh vẫn cố gắng đưa cháu lên TP Hà Nội, thuê một phòng trọ ở khu vực đường Nguyễn Khang để hai ông cháu ở trong đợt thi.
“Năm nay đã 73 tuổi, nhiều người khen tôi đi xe máy giỏi, nhưng thực chất thì chân tay cũng run rẩy làm rồi. Đi vào đường nội thành là hoa cả mắt, hai ông cháu đi từ nhà lên đến chỗ thuê trọ mất gần 3 tiếng đồng hồ” ông Chỉnh nói.
Lên đến trung tâm thành phố, hai ông cháu vào tìm thuê căn phòng trọ với giá 500 nghìn cho 3 ngày.
Năm nay, Lưu Huệ Thương đăng ký dự thi vào trường đại học sư phạm Hà Nội khối A và trường đại học Y Hà Nội khối B. Nhiều lần ông bà đau ốm nằm liệt giường, Thương nói sẽ cố học để làm bác sĩ, chữa bệnh cho ông bà.
Ngày 8/7 tới, ông lại đưa cháu đi dự thi tại trường đại học Y Hà Nội.
Vừa rồi, ông Chỉnh cũng đã chở Thương lên trường đại học sư phạm Hà Nội thi thử đại học. Lần thi thử đó, Thương đạt 25 điểm khối A khiến ông bà rất mừng.
Ông Chỉnh chia sẻ: “Hôm hai ông cháu lên trường dự thi, bà ở quê gọi điện lên bảo không ngủ được vì lo cho hai ông cháu, không biết trên đó hai ông cháu ăn ngủ thế nào, có đảm bảo không”.
Kết thúc đợt thi khối A, ông Chỉnh và cháu về quê nghỉ mấy ngày, rồi lại tiếp tục lên dự thi tại trường đại học Y Hà Nội. Vất vả, tốn kém, nhưng cụ ông 73 tuổi vẫn gắng gượng hết sức vì con đường học hành của cháu gái mình.
“Cháu đỗ đại học thì vừa mừng, vừa lo. Bởi đi học xa nhà tốn kém lắm, không biết thân già này còn gắng gượng được bao lâu để nuôi cháu nữa”. Ngoài khoản tiền lương của ông Chỉnh, hai ông bà làm thêm mấy sào ruộng để có thêm thu nhập, kiếm đồng ra đồng vào từ luống rau, luống cà.
Nỗi khổ của
Nhiều tỉnh thành xa Hà Nội đưa con đến dự thi, với nhiều gia đình là cả một sự khó khăn rất lớn. Con thi, bố mẹ sốt ruột. Trong buổi thi đầu tiên, Hà Nội nắng gay gắt, lo cho con nhiều bậc phụ huynh đội nắng chờ con làm xong bài thi rồi mới về cùng.
Anh Nguyễn Huy Tuyến (Thanh Hóa) chia sẻ: "Con làm bài thi những bố mẹ ngồi ngoài này cũng sốt ruột lắm, không yên tâm đi về phòng trọ được. Trời nắng nóng, cố kiếm cái bóng râm để đứng đợi con".
Vượt hàng trăm cây số đưa con đi thi, anh Hùng (ở Tuyên Quang) không giấu nổi sự lo lắng khi cậu con trai đang làm bài thi tại điểm
Ý kiến bạn đọc về: Cụ ông 73 tuổi đưa cháu mồ côi đi thi đại học
-
Nguyên Thị Thoa (16:25:53 PM 10/09/2014)Lưu Huệ Thương
Các bạn đã được xem thông tin về cháu gái mồ côi không cha không mẹ đị thi đại học do ông ngoại đưa đi, nhưng thật đáng thương tâm hơn cháu gái đó đã đỗ đại hcọ sư pham đang theo học thì người ông ngoại là chỗ dựa duy nhất về tinh thần và vật chất lại qua đời vào tháng 4 năm 2014 . Thế là giờ đây cháu Thương không còn chỗ dựa mồ côi cả cha, mẹ, ông, bà, sống nhờ vào người bà ngoại kế.Cuộc sống của hai bà cháu vô cùng khó khăn. Mong muốn nhận được sự trợ giúp của các nhà hảo tâm để sự nghiệp học hành của cháu không giang dở. Mọi đóng góp xin được gửi về địa chỉ : Lưu Huệ Thương sinh viên trường ĐHSP hà Nôiị K63 B khoa hoá . Xin chân thành cảm ơn!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
- WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.