Công nhân khoan trúng mìn khiến sập hầm thủy điện
(15:57:52 PM 20/08/2012)Là người dân nơi đặt công trình thủy điện Nậm Pông nên anh Sáng (22 tuổi) cùng nhóm thanh niên của xã Châu Hạnh được nhận vào làm công nhân hợp đồng, làm nhiệm vụ khoan nổ mìn để mở đường hầm dẫn nước của thủy điện. Từng tốp công nhân thay phiên nhau đưa máy khoan vào hầm, đặt mìn rồi trở ra để bộ phận khác kích nổ mìn, phá đá. Tham gia việc này còn có một số công nhân Trung Quốc.
Vị trí vụ sập cách cửa hầm khoảng 2 km. Ảnh: H.T. |
14h ngày 19/8, sau khi tốp công nhân thứ nhất hoàn thành việc nổ mìn và đưa đất đá ra ngoài, nhóm của anh Hoàng Văn Sáng, Hoàng Văn Vợn, Vi Văn Thắng (đều 32 tuổi), Hồ Sĩ Huynh (24 tuổi) và Trần Đình Duy (22 tuổi) và 2 công nhân Trung Quốc được giao nhiệm vụ đưa máy vào hầm khoan đá, nổ mìn.
Khoảng 16h, nhóm công nhân chia thành 2 tốp khoan ở 2 tầng trong hầm. Anh Sáng và một công nhân Trung Quốc cầm mũi khoan ở tầng dưới, những người còn lại làm nhiệm vụ ở tầng trên của vỉa đá trong hầm.
Khi chiếc máy khoan đang chạy phành phạch thì tiếng nổ chát chúa bất ngờ vang lên. "Lúc đó trời đất như sụp đổ, mùi đất đá lẫn với mùi thuốc nổ khét lẹt. Tiếng la hét, kêu than vang vọng cả một góc hầm", anh Sáng rùng mình nhớ lại.
Sau tiếng nổ vang trời, căn hầm tối om vì mất điện, những khối đá sập xuống đè lấy nhiều công nhân và đống máy móc. Mò được chiếc đèn pin, anh Sáng dìu anh Vợn ra ngoài. Lúc này, nhiều công nhân khác cũng chạy xuống hầm, đào bới đất đá để cứu người. Khi tất cả công nhân được đưa ra ngoài, anh Hồ Sỹ Huynh và Trần Đình Duy đã tử vong do sức ép của mìn và bị đất đá đè lên người.
"Lúc đó tôi đang khoan ở tầng phía trên của hầm dẫn nước thì nghe tiếng nổ đinh tai và ngất lịm. Đến khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong bệnh viện cùng với những người khác", anh Vợn kể lại.
Nằm cùng phòng với anh Vợn, anh Thắng đang bị choáng với vết thương khá nặng ở đầu. Ngồi bần thần nhìn chồng nằm bất động trên giường, chị Vi Thị Lan nói trong nước mắt: "Khi anh ấy đi làm ca chiều, tôi có linh cảm lạ. Khi mìn nổ thì tôi đang làm rẫy, chân tay khuỵu xuống khi nghe tin chồng gặp nạn trong hầm".
Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường sau khi hoàn thành công tác cứu nạn đêm 19/8. Ảnh: Văn Nam. |
Trong khi nhóm công nhân người Việt Nam được đưa vào bệnh viện đa khoa Quỳ Châu cấp cứu thì 2 công nhân Trung Quốc bị thương nhẹ hơn nhanh chóng rời khỏi hiện trường sau khi được băng bó vết thương.
Toàn bộ hiện trường bị cảnh sát niêm phong để chờ điều tra. Theo kế hoạch, chiều 20/8, lực lượng chức năng sẽ vào khu vực hầm sập để khám nghiệm hiện trườn
Sáng 20/8, công an huyện Quỳ Châu khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình đưa về quê mai táng. UBND tỉnh Nghệ An cũng vừa có công điện khẩn, đề nghị tạm đình chỉ thi công hầm thủy điện để phục vụ điều tra.
Thủy điện Nậm Pông được xây dựng trên khe Pông của huyện Quỳ Châu từ năm 2010 với vốn đầu tư 750 tỷ đồng. Thủy điện này có công suất thiết kế 30 MW, lượng điện hàng năm phát lên lưới điện quốc gia khoảng 120 triệu kwh với hai tổ máy do đối tác Trung Quốc cung cấp. Theo dự kiến đến quý 1 năm 2013 sẽ vận hành tổ máy số 1 hoà vào lưới điện quốc gia.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, trên công trường thủy điện Nậm Pông có 29 lao động người Trung Quốc đang làm việc. Những người này có giấy phép lao động hợp pháp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.