Chim chơrao của núi rừng
(08:59:37 AM 08/09/2012)
|
Từ ba sào rẫy trồng mì, Nay Lép ghi tên mình vào Trường ĐH Tây nguyên - Ảnh: B.D. |
Các bạn là biểu tượng cho hình ảnh vượt qua gian khó và đầy khát vọng, ngoan cường như con chim chơrao của núi rừng.
Ba sào rẫy vào đại học
Buôn Trinh, xã Ia Đreh (huyện Krông Pa, Gia Lai) nằm cách trung tâm huyện gần 40km. Cậu học trò mồ côi Nay Lép sinh ra và lớn lên ở đó. Mẹ cha mất sớm, Nay Lép rách áo đói cơm với ba sào đất trồng mì vẫn kiên trì đến lớp.
Trong buôn Trinh, hoàn cảnh của Lép là nghiệt ngã nhất. Gia đình có tới bảy anh chị em, Nay Lép là con thứ năm. Cả nhà nghèo khó, hằng ngày vật lộn với cái ăn. Năm 2001 tai họa ập đến: một buổi tối mẹ của Lép bị rắn độc cắn. Không có tiền đi bệnh viện, cả nhà nhìn mẹ vật vã suốt tuần rồi trút hơi thở cuối cùng. Lao lực do nuôi đàn con nhỏ, hai năm sau bố của Lép cũng ra đi sau cơn bạo bệnh.
Trước hoàn cảnh trớ trêu này, Nay H’Chú - chị gái của Lép - quyết định cưới chồng sớm. Người Ja Rai theo chế độ mẫu hệ, chị H’Chú cưới chồng thì chồng sẽ về nhà để cùng chị gánh trách nhiệm nuôi các em. Vậy là từ đó, cặp vợ chồng trẻ ấy thay cha mẹ nuôi sáu người em.
Lép được anh chị chia cho ba sào rẫy để làm vốn riêng, trồng mì lấy tiền đi học. Kỳ vừa qua Lép bán mì để làm kinh phí lên đường đi thi đại học và trúng tuyển vào ngành giáo dục thể chất Trường ĐH Tây nguyên.
Từ lúc biết mình trúng tuyển đại học, Lép càng tranh thủ làm cỏ rẫy để kịp nhập học bởi lo mình đi rồi rẫy ít được chăm sóc. “Năm nay mì rớt giá nhưng em cũng tiết kiệm được một ít để nhập trường. Còn tiền học thì vay vốn nhà nước dành cho sinh viên” - Lép nói.
Thầy Ninh Văn Dậu - giáo viên chủ nhiệm của Lép - tự hào: “Hôm khai giảng năm học mới, thầy cô xuống tận nơi chở Lép lên phát biểu trước toàn trường để động viên học trò”. Rồi giọng thầy lo âu: “Tôi tính nhờ bạn xin cho Lép vào ở ký túc xá ĐH Tây nguyên để đỡ tiền nhưng ký túc xá lại không cho sinh viên nấu ăn. Trong khi đó học ngành thể chất đòi hỏi ăn uống rất nhiều, ở ký túc xá thì phải ăn cơm “bụi” không đủ chất, giờ cũng chưa biết tính sao”.
|
Vũ Nguyễn Ngọc Anh đi phụ hồ kiếm tiền nhập học - Ảnh: B.D. |
Nuôi giấc mơ nghệ thuật
Còn Vũ Nguyễn Ngọc Anh (thôn Hiệp Hòa, Quảng Hiệp, Cư M’gar, Đắk Lắk), khi cánh cổng Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM vừa mở ra thì bạn cũng mất đi người cha, mẹ thì sức đã yếu. Những ngày vừa qua, giữa chang chang nắng gió cao nguyên, Ngọc Anh đi phụ hồ để kiếm tiền nhập học.
Những ngày còn đi học cấp III, vì trường nằm cách nhà hàng chục cây số nên Ngọc Anh phải ra thị trấn ở trọ rồi đi phụ bán cà phê, hái cà phê mướn để kiếm tiền học. Trong gian khó, cậu học trò nghèo vẫn đeo đuổi giấc mơ bay bổng là trở thành đạo diễn kịch. Ngọc Anh kể: “Hôm đi thi về em tự tin sẽ đậu nhưng ngày nào cũng thấp thỏm âu lo, cho tới khi cầm giấy báo trên tay thì hai mẹ con ôm nhau khóc vì sung sướng”.
Từ hôm biết mình đậu đến nay chàng học trò nghèo tranh thủ chạy đua từng ngày, lúc đi bẻ bắp thuê, lúc đi vét bùn ao, khi có người kêu lại đi làm thợ hồ. “Vất vả, nghèo khó rồi cũng qua đi và em tin không khó khăn nào là không vượt qua được nếu mình kiên nhẫn và chịu khó. Em sẽ tự kiếm tiền đi học, học xong ngành diễn viên kịch nói điện ảnh ở trường cao đẳng, em sẽ học thêm chuyên ngành đạo diễn để trở thành đạo diễn trong tương lai” - Ngọc Anh nói về ước mơ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.