»

Chủ nhật, 24/11/2024, 03:06:12 AM (GMT+7)

Cha mất, mẹ bỏ đi, bé 15 tuổi gánh gồng nuôi 2 em ăn học

(14:11:33 PM 02/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Tâm hồn trẻ thơ vốn nhạy cảm và khao khát được yêu thương, nhưng từ nhỏ ba anh em Vương, Huy, Lên đã thiếu tiếng ầu ơ của mẹ, không nhận được cái nhìn nghiêm nghị của cha… Thế nhưng ba anh em vẫn bảo ban nhau sống và học hành,...
 
Gánh trách nhiệm “trụ cột gia đình” ở tuổi 15
 
Người ta thường nói: “Mồ côi cha ăn cơm với cá; Mồ côi má lót lá mà nằm”, câu nói này chưa hẳn đúng với hoàn cảnh của 3 anh em mồ côi: Ngô Văn Vương (1997), Ngô Văn Lên (1999) và em Ngô Văn Huy (2002) nhà ở ấp Thuận, xã Dưỡng Điềm, Châu Thành, Tiền Giang. Cha mẹ chia tay nhau, mẹ bỏ ba anh em đi biệt tích mà chẳng một lần về thăm. Cha của em là anh Ngô Văn Quỡn làm thuê, làm mướn để nuôi 3 đứa con thơ. Năm 2007, sau một cơn bạo bệnh, anh Quỡn qua đời, để lại 3 đứa con thơ dại, côi cút bơ vơ…
 
Lúc cha chết, cậu bé Vương (anh cả) chỉ mới 10 tuổi. Cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thế mà Vương phải thay cha, mẹ gánh lấy trách nhiệm “trụ cột trong gia đình” nên học hết lớp 5, Vương nghỉ học, đi bán vé số nuôi hai em mình ăn học. Cứ thế, mỗi ngày Vương lãnh 100 tờ vé số đi bán, nhưng buổi sáng Vương tranh thủ bán đến 10 giờ rồi chạy về nấu cơm để sẵn cho em Lên, Huy về ăn. Vương lại tiếp tục đi bán vé số cho đến chiều tối.
 
 
Nhiều[-]lần[-]Vương[-]dành[-]dụm[-]tiền[-]để[-]mua[-]chiếc[-]xe[-]đạp[-]mới[-]cho[-]hai[-]em[-]đi[-]học[-]nhưng[-]lực[-]bất[-]tòng[-]tâm
Nhiều lần Vương dành dụm tiền để mua chiếc xe đạp mới cho hai em đi học "nhưng lực bất tòng tâm"
 

 

Anh Ngô Văn Ngon - bác ruột của anh em Vương cho biết: “Khi cha các cháu mất, vợ chồng tôi cũng định đưa các cháu về nhà chăm sóc, nhưng các cháu không đồng ý vì hai nhà gần bên nên các cháu nói ở đây cũng như ở nhà Bác. Bởi thế, vợ chồng tôi chỉ đến bảo ban và chỉ dạy cho Vương cách chăm sóc các em. Có lon gạo, con cá thì mình mang qua cho tụi nó rồi phải đi làm thuê kiếm sống, chứ nghỉ làm một ngày là thiếu gạo ăn một ngày!
 
Sống trong cảnh mồ côi, ba anh em của Vương chẳng khác nào như những “dây đờn đứt dây chông chênh giữa cuộc đời”…Thế nhưng, vượt qua cảnh nghèo khó, ba anh em vẫn cố gắng phấn đấu “vì một ngày mai tươi sáng”. Thương anh hai vất vả sớm hôm bé Lên và bé Huy rất chăm học. Hiện tại, bé Lên đang học lớp 6A9 trường THCS Dưỡng Điềm, bé Huy học lớp 4/3 trường Tiểu học Điềm Hy (Châu Thành), các em thường có được giấy khen là học sinh tiên tiến.
 
Vương cho biết: “Các em ngày một lớn, chi phí cho sinh hoạt ngày càng nhiều nên em phải ráng đi bán vé số nhiều hơn nữa mới đủ tiền lo cho các em. Nhưng hiện nay có nhiều người ra bán quá nên việc bán vé số của em cũng ế ẩm lắm. Chắc phải tìm một việc gì đó có thu nhập ổn định để lo cho các em”.
 
Được biết, 2 em của Vương đi học được ngoài sự cố gắng của Vương cũng nhờ cái sổ hộ nghèo của cha để lại nên được miễn giảm tiền học phí. Riêng sách vở, quần áo thì các thầy cô, bà con trong xóm giúp đỡ hết, vì tiền lời bán vé số của Vương chỉ đủ đong gạo ăn hàng ngày, hôm nào bán khá thì mới giám mua ít thịt cho hai em ăn cho biết chứ không thể ăn no như người ta.
 
Chuyển nghề và đi học bổ túc ban đêm
 
Thấy việc bán vé số ế quá nên Vương dẫn hai em qua nhà hàng xóm xin học nghề đan giỏ gia công. Nhờ khéo tay, chăm chỉ nên sau 1 tháng miệt mài luyện đến nay cả ba anh em đều có thể tự đan một cái giỏ hoàn chỉnh. Hàng ngày, sau khi lo chuyện cơm nước xong, Vương đến chỗ đan giỏ để làm. Khi hết giờ học em Lên và Huy cũng đến cùng làm với anh hai. Cứ 3 ngày, 3 anh em đan được được một bộ gồm 3 giỏ, tiền công được trả là 15.000 đồng/ cái. Toàn bộ số tiền này, Vương trích ra 1 phần mua gạo, số còn lại để dành lo chuyện học hành cho Huy và Lên sau này.
 
Vương cho biết em đã đăng kí học lại lớp 7 hệ bổ túc vào ban đêm. Mặc dù ban ngày làm việc vất vả nhưng đêm đến, em không vắng một bữa học nào. Vương quyết tâm tốt nghiệp phổ thông, sau đó thi vào trường nghề, chọn học nghành điện để có việc làm ổn định lo cho các em ăn học, chứ nghề đan giỏ này chẳng biết có được bền lâu. 
 
 
Nhiều[-]lần[-]Vương[-]dành[-]dụm[-]tiền[-]để[-]mua[-]chiếc[-]xe[-]đạp[-]mới[-]cho[-]hai[-]em[-]đi[-]học[-]nhưng[-]lực[-]bất[-]tòng[-]tâm
Ban ngày Vương cùng hai em đi đan giỏ, ban đêm Vương đi học bổ túc, quyết tâm thi đỗ tốt nghiệp THPT đi học nghề để lo cho hai em lâu dài
 

 

Ngây thơ, bé Huy nói: “Ai cũng bảo mẹ của con còn sống, sao con chẳng thấy mẹ về thăm, mẹ không thương tụi con đâu…!” Nghe các cháu kể mà chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. Ước mơ của bé Lên là có một chiếc xe đạp để đi học vì chiếc xe của em đã quá cũ và bị hư hoài, có bữa xe tuột sên, em phải dẫn bộ về nhà đổ cả mồ hôi.
 
“Đã mấy lần, em dành dụm định mua chiếc xe mới cho mấy em, nhưng cứ đụng chuyện xài hoài, nhất là thời gian trước bé Huy phải nằm viện mổ, em đã vay mượn tiền của chủ đại lý vé số. Bác ấy không tính tiền lời, chỉ cho mượn không và con góp trả hàng ngày nên đâu có dư tiền mà mua xe đạp cho em”.  Em Vương cho biết.
 
Bé Lên ước mơ được đi học và trở thành thầy giáo, còn bé Huy thì trả lời chắc nịch rằng mình sau này sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Chẳng biết ước mở của 3 anh em mồ côi giàu nghị lực có thực hiện được mơ ước của mình được hay không khi chuyện “cơm áo gạo tiền” là gánh nặng quá sức đối với tuổi của các em!
(Nguồn: Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cha mất, mẹ bỏ đi, bé 15 tuổi gánh gồng nuôi 2 em ăn học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI