Long An: Nuôi tê giác cùng heo, gà ở vườn thú Mỹ Quỳnh
(22:16:54 PM 03/03/2016)
Vào trong chuồng chụp hình cùng tê giác .
Vườn thú Mỹ Quỳnh có tổng diện tích gần 48 ha tọa lạc tại ấp Bàu Công (Tân Mỹ, Đức Hòa, Long An). Con đường dẫn vào vườn thú nằm quanh co giữa các ruộng đậu phụng đổ đá mù bụi. Từ xa nhìn vào, vườn thú nằm giữa đồng, được xây dựng như một khu biệt lập.
Xung quanh vườn thú là hệ thống tường bảo vệ cao hơn 3 m, phía sau các dãy nhà xưởng chất đầy máy móc nông cụ. Khu nuôi thú của Mỹ Quỳnh chủ yếu nuôi các loài thú quý hiếm như tê giác, hổ, sư tử, rùa.
Theo hồ sơ, cuối tháng 2/2014, UBND tỉnh Long An phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vườn thú Mỹ Quỳnh tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa với vốn đầu tư dự kiến 280 tỷ đồng. Dự án bắt đầu năm 2012 và dự kiến khai trương vào năm 2017.
Theo quy hoạch này, vườn thú Mỹ Quỳnh là mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái tổ chức nuôi dưỡng, trưng bày nhân giống các loài động thực vật trong nước và thế giới. Khu vườn thú phân ra 3 khu lớn gồm: đảo tê giác và chim; khu họ mèo lớn, gấu, bò sát và khu thú móng vuốt.
Toàn bộ khu nuôi tê giác rộng khoảng 2 ha, xung quanh xây tường xi măng cao hơn 1 m, cổng chính đi vào mở rộng. 5 cá thể tê giác nặng ước tính cả tấn đang ăn cỏ khô, vùng vẫy trong những vũng bùn cạn nước cùng bầy heo nhỏ và gà. Các chuồng nuôi hổ, sư tử, rùa được xây chuồng kín biệt lập sát bên.
Chuồng nuôi có 2 mái che nắng, hồ cỏ xây bằng xi măng, xung quanh chỉ lác đác mấy cây si cùng vài bụi tre mới trồng. Thức ăn của tê giác là cỏ khô sát nhuyễn trộn cùng cám hay ngũ cốc.
Theo người chăm sóc, trước đây, vườn thú Mỹ Quỳnh nuôi 19 cá thể tê giác. Đến cuối tháng 12 đã chuyển đi 14 cá thể. Lúc trước chúng rất hiền có thể trèo lên lưng cưỡi đi. Nhưng từ khi chuyển 14 cá thể đi vì bị vây bắt nên chúng hoảng sợ, đề phòng với người lạ.
Theo anh Lê Bảo Thân - trưởng ấp Bàu Công - vườn thú Mỹ Quỳnh khởi công từ mấy năm trước, đến đầu năm 2015 thì đem thú về thả. Nghe người dân sống gần khu vực báo ban đêm có tiếng gầm của thú dữ.
Các ông Lê Hữu Lợi, Phó Chi cục trưởng và Trần Văn Trí, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (Cục Kiểm lâm, Long An) xác nhận, hiện chưa có quy trình chuẩn về việc chăm sóc, nuôi nhốt tê giác, hổ, sư tử.
Ông Trí cho biết Vườn thú Mỹ Quỳnh có văn bản cam kết gửi UBND tỉnh Long An kiểm tra đánh giá trước khi đem thú về nuôi nhốt và đã được UBND tỉnh đồng ý sau khi tham khảo ý kiến của Cites, Thảo cầm viên TP Hồ Chí Minh và kiểm lâm.
“Chúng tôi đã kiểm tra vườn thú 3 lần, trước khi nhập thú, sau khi nhập thú và trước khi chuyển thú đi. Còn việc để cổng mở, nuôi chung với heo gà chúng tôi sẽ nhắc nhở”, ông Trí nói.
Cũng theo ông Trí, vườn thú Mỹ Quỳnh nhập về tổng cộng 37 con thú gồm 19 tê giác, 9 hổ và 9 sư tử. Tháng 12/2015, vườn thú này chuyển đi Vinpearl Phú Quốc 14 tê giác, nguồn gốc từ Nam Phi.
Sáng 29/2, ông Trần Văn Trí - Trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm Long An cho biết vào lúc 14h47 ngày 27/2, ông nhận được điện thoại của ông Lâm Phúc Hoành, Giám đốc vườn thú Mỹ Quỳnh (ấp Bàu Công, xã Tân Mỹ, Đức Hòa, Long An), cho biết một con hổ trọng lượng gần 200 kg chết tại vườn thú.
Trước đó, ông Hoành cho biết con hổ này có biểu hiện tâm thần do thường xuyên nhảy lồng lộn trong chuồng, bỏ ăn sau đó chết. Con hổ này đang được bảo quản cấp đông để chờ cơ quan chức năng xử lý.
Theo ông Trí, xác hổ nếu có nơi nhận sẽ được làm tiêu bản để nghiên cứu còn không thì tiêu hủy. Tiêu hủy bằng cách nào thì do bên thú y đề xuất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.