»

Thứ hai, 24/02/2025, 23:36:24 PM (GMT+7)

Bí ẩn một vùng đất trường thọ

(14:04:46 PM 22/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Cộng đồng Ba Mã có khoảng 250.000 người sinh sống, trong đó, 81 người đã sống được hơn 1 thế kỷ.

Vùng đất không có người ung thư?


Trong lịch sử, có rất nhiều người đã cố gắng tìm ra bí quyết giúp họ có thể trường sinh bất lão hoặc ít nhất là sống một cuộc đời dài lâu, khoẻ mạnh. Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng, đã yêu cầu các học giả chế ra thuốc trường thọ và cử người ra biển Bột Hải để tìm phương thuốc bí truyền. Không ai quay trở về và vị hoàng đế này đã qua đời ở tuổi 49.

Tuy nhiên, nếu mục đích của ông chỉ đơn giản là sống thọ hơn thì Tần Thủy Hoàng có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm xuống phía Nam, nay là cộng đồng Ba Mã (Bama), tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc nằm ngay gần biên giới Việt Nam. Mặc dù, kinh tế và cơ sở y tế  của nơi này không tân tiến nhưng đây là một trong những khu vực có mật độ người sống trên 100 tuổi cao nhất thế giới. Cộng đồng Ba Mã có khoảng 250.000 người sinh sống, trong đó, 81 người đã sống được hơn 1 thế kỷ.

Nước sông của vùng này được cho là tinh khiết đến độ người ta thường uống mà không cần lọc hoặc xử lí. Stan Sesser, phóng viên của Wall Street Journal từng uống loại nước này khi dùng bữa trưa tại đó. Sesser cho biết, hương vị của nước khá ổn và không gây đau bụng. Người dân Ba Mã thường nhắc tới những cụm từ như "ít kiềm", "từ trường" khi nói về đất và nước ở nơi này. Ông Lin, một du khách Đài Loan cho rằng, "thịt ở Ba Mã rất khác biệt" vì vật nuôi uống nước và ăn cỏ trong vùng. "Mọi người ở đây ăn thịt mỡ mà họ vẫn gầy. Bạn sẽ chẳng thấy có ai bị ung thư bao giờ".

 

Một[-]làng[-]thuộc[-]cộng[-]đồng[-]Ba[-]Mã.

Một làng thuộc cộng đồng Ba Mã.


Nơi được đất trời phù hộ

Người dân địa phương chủ yếu ăn cơm với rau (rau dại trong vùng hoặc cháo ngô). Thi thoảng, họ nấu nướng với dầu gai hoặc dùng dầu này để nấu canh. Không ai coi công việc chân tay là một điều khốn khổ. Đó là cuộc sống của họ. Họ làm ruộng cho đến khi cơ thể trở nên già yếu và thường tới hang động gần đó, nơi được coi là có mật độ ion âm trong không khí rất cao. Nghiên cứu gần đây của các trường đại học ở Quảng Tây đã phát hiện ra rằng, cộng đồng Ba Mã sinh sống ở khu vực có từ trường mạnh, giúp tăng cường lưu thông máu, miễn dịch và cải thiện giấc ngủ.

 

Cụ[-]bà[-]103[-]tuổi[-]người[-]Ba[-]Mã[-]dệt[-]vải

Cụ bà 103 tuổi người Ba Mã dệt vải


Ngoài ra, việc tập thể dục là việc không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Ông Huang Buxin sống ở bên sườn núi. Mỗi ngày ông đều tự xuống núi rồi lại đi lên. Bây giờ, ông Huang đang ở tuổi 112. Theo ông, chìa khóa để có cuộc sống trường thọ là: "Sống cuộc đời của bạn và đừng suy nghĩ quá nhiều". Đó không phải là cách sống của riêng ông Huang. Mọi người dân ở Ba Mã đều hướng tới cuộc sống đơn giản, dễ chịu. Ở nơi này, chẳng mấy khi người ta cãi cọ nhau.

Sự nổi tiếng của Ba Mã đã thu hút một lượng lớn khách du lịch. Tuy nhiên, họ không chỉ tới để thăm thú cảnh sắc thiên nhiên mà đa phần tìm đến để mong sức khoẻ của mình được cải thiện. Ông Li Shangzhi, 68 tuổi cùng vợ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đã sống ở Ba Mã được vài tuần với hi vọng chứng huyết áp của mình thuyên giảm. "Tôi định sống ở đây 3 tháng", ông Li nói, "Tôi không biết là bệnh liệu có chữa được không nhưng rõ ràng là sống ở vùng núi và hít thở không khí trong lành thì rất tốt cho sức khoẻ".

Cụ[-]Luo[-]Meizhen,[-]125[-]tuổi[-]vẫn[-]minh[-]mẫn,[-]tinh[-]anh,[-]tự[-]làm[-]nhiều[-]việc[-]trong[-]gia[-]đình

Cụ Luo Meizhen, 125 tuổi vẫn minh mẫn, tinh anh, tự làm nhiều việc trong gia đình


Frank Lin, thợ dệt vải từ Đài Loan, hiện đang sống ở một khách sạn tại Poyue. Ông chỉ phải trả 10USD tiền phòng kèm 3 bữa ăn một ngày. Ông Lin từng tới du lịch nơi này và vì quá thích thú nên đã quyết định quay trở lại sống một thời gian. Sau 30 năm hút thuốc, ông Lin đã có thể cai được: "Khi mọi người thử cai thuốc, họ sẽ thấy khó chịu và lúc nào cũng nghĩ đến nó. Nhưng ở đây tôi chẳng có cảm giác gì cả. Ba Mã thực sự là nơi được đất trời phù hộ".

Phương Thanh (Theo Xinhua, Wall Street Journal)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bí ẩn một vùng đất trường thọ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI