Ba mẹ con, bà cháu sống trong nhà kho chứa muối
(09:26:33 AM 29/10/2011)Lần theo địa chỉ của bạn đọc gửi thư, chúng tôi tìm về xóm nghèo Hòa Phú, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) vào một buổi chiều muộn. Đứng trước một nhà kho chứa muối tồi tàn với nhiều vết nứt sụp sệ, ẩm thấp, chúng tôi hỏi thăm nhà bà Nguyễn Thị Hồng, một người đi đường chỉ tay và nói: “Anh chị tìm đúng chỗ rồi, mẹ con, bà cháu bà Hồng đang sinh sống trong cái nhà kho chứa muối cũ ở đằng kia. Khổ lắm, nhà ở mà như cái nhà hoang, đã thế lại đói quanh năm”.
Tiếp chuyện chúng tôi trước cái sân nhỏ của nhà kho với vài khúc gỗ mục làm ghế ngồi. Những giọt nước mắt tủi phận của bà Hồng cứ trào ra cùng những tiếng nấc khi bà kể về cuộc đời mình khốn khổ của mình.
Bà Hồng tủi phận khi nghĩ về đời mình
“Ngày đó đói lắm cô ạ, miếng khoai, củ sắn cũng không có mà ăn. Gia đình tôi rất nghèo, nhưng gia đình chồng cũng chẳng khấm khá hơn, quanh năm đối mặt với cái đói, cái rét. Bố chồng tôi mất sớm do đói và bệnh tật hành hạ, mẹ già yếu nên đau ốm quanh năm, không làm được việc nặng nhọc. Cưới nhau về, bố mẹ cho vợ chồng chúng tôi một cái thuyền nan nhỏ rách rưới làm chỗ nương thân và mưu sinh”, bà Hồng tâm sự.
Cuộc sống mưu sinh tạm bợ từng ngày, đói rét triền miên, thiếu ăn từng bữa nên mẹ chồng bà sớm qua đời, vợ chồng bà lên bờ xin ở nhờ cùng với ông bà ngoại của bà. Lên bờ nhưng không có ruộng đất sản xuất, cũng không được học hành nên vợ chồng bà chẳng biết làm nghề gì ngoài nghề chài lưới trên sông.
Rồi những đứa con của vợ chồng bà Hồng cũng chào đời trong cái đói, cái rét triền miên của gia đình. Nghề chài lưới bấp bênh, nuôi hai miệng ăn đã khó, nay có thêm đàn con nhỏ, túng thiếu, khó khăn bủa vây lấy gia đình. Vì vậy, những đứa con của vợ chồng bà cũng không được đến trường học chữ như bao đứa trẻ khác mà phải sớm bươn chải cuộc sống, kiếm từng miếng ăn.
Bà Hồng nghẹn ngào: “Nghĩ mà thương các con, từ nhỏ chỉ biết lăn lộn với cái chài, cái lưới và mớ cá tép dưới sông, chẳng đứa nào được đến trường. Vợ chồng tôi đã cố gắng chăm chỉ làm ăn, chỉ mong các con không bị đứt bữa, nhưng cái đói vẫn đeo đẳng mãi, nhiều hôm tôi và các con còn phải đi xin ăn dưới cảng”.
Lớn lên trong cái đói, các con của bà Hồng lần lượt vào miền Nam lập nghiệp với hi vọng thay đổi được phần nào cuộc sống so với trước kia. Người con trai Nguyễn Văn Hai của bà vào Nam làm thuê khắp nơi nhưng cũng chỉ đủ ăn. Anh đã lập gia đình và có 3 đứa con, hai vợ chồng sinh sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống rất khó khăn và vất vả.
Người con trai Nguyễn Văn Ba của bà sau thời gian lăn lộn với công việc phụ hồ, anh cũng đã lập gia đình nhưng cuộc sống không sáng sủa hơn người anh trai mình. Còn bà Hồng và cô con gái đầu bị ngớ ngẩn tên Nguyễn Thị Hạnh tha phương cầu thực với đủ các nghề như đi rửa bát, làm ô sin…, nhưng cuộc sống khổ quá, hai mẹ con bà đành trở về quê hương với hai bàn tay trắng và đứa cháu trai mồ côi bố tên Nguyễn Quốc Châu (con của chị Hạnh).
Sau khi người chồng qua đời, bà Hồng cũng không còn chỗ ở, người cháu của bà đã trở về ở với ông bà ngoại nên mẹ con, bà cháu phải lang thang đầu đường xó chợ. Thấy hoàn cảnh thương tâm, chính quyền và bà con trong xã cho bà ở tạm trong một nhà kho chứa muối cũ của thôn Hòa Phú, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc.
Không ruộng đất làm ăn, không nghề nghiệp, mẹ con bà Hồng thay nhau đi bắt ốc dưới cảng đem về bán kiếm tiền đong gạo, còn một người ở nhà trông cháu. “Ngày bắt cật lực cũng kiếm được 10.000 - 15.000 đồng, mua vài bò gạo về ăn qua ngày với muối và nước mắm thôi”, chị Hạnh nói.
Kể từ ngày mẹ con bà Hồng ra nhà kho ẩm thấp ở, nắng rọi đến đầu, mưa ngập đến chân nên sức khỏe bà yếu đi trông thấy. Thêm vào đó là ăn uống kham khổ, đói quanh năm nên căn bệnh Phong từ nhỏ của bà thường xuyên tái phát, khiến chân bà sưng phù đau nhức, đi lại rất khó khăn.
Bà Hồng tủi phận : “Bệnh phong của tôi ngày càng nặng, tôi cứ đi được vài chục mét lại phải ngồi nghỉ vì đau lắm, cũng không đi bắt được ốc nữa, phải nhờ vào cái Hạnh cả. Nhà nghèo, gạo còn không có ăn, bữa đói bữa no thì nói gì đến tiền mua thuốc chữa bệnh hả cô”.
Trao đổi với PV, ông Mai Danh Mạc, Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc cho biết: “Chúng tôi cũng nắm bắt được hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà Hồng, hiện mẹ con bà ấy đang ở tạm trong một kho chứa muối của xã. Tuy nhiên, do mẹ con bà Hồng hay di chuyển chỗ ở nên chúng tôi rất khó quản lý. Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định cấp cho bà ấy một mảnh đất ở gần chợ và vận động các tổ chức, các nguồn quỹ hộ nghèo để hỗ trọ cho bà Hồng có tiền xây nhà. Tới đây, chúng tôi cũng sẽ cấp sổ hộ nghèo và làm chế độ cho bà Hồng”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.