»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:57:16 AM (GMT+7)

Thừa Thiên – Huế: Hàng trăm hộ dân bên phá Tam Giang thiếu nước sinh hoạt

(01:06:05 AM 01/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế phải sống trong cảnh thiếu nước sạch. Họ phải dùng nước giếng khoan, nhưng nguồn nước nơi đây ô nhiễm nặng.

 

Hằng ngày, bà Thương vẫn dùng nước có phèn để vo gạo

 

 Xóm Hương Giang thuộc thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương với 52 hộ gia đình phải dùng nước giếng khoan, khổ nỗi, nguồn nước lại nhiễm phèn nặng. Do địa bàn nằm sát phá Tam Giang, gần cửa biển Thuận An nên chất lượng nước khoan ở xóm Hương Giang không thích hợp dùng cho sinh hoạt vì nước khoan lên đặc mùi bùn.

 

Anh Đặng Văn Phi, một người dân sinh sống ở xóm Hương Giang cho biết, nước mà người dân xóm anh cũng như gia đình anh đang dùng đều được khoan từ dưới mạch nước ngầm lên, tuy khoan ở độ sâu trung bình hơn 12m tùy từng nhà nhưng khi bơm lên vẫn hôi mùi bùn rất khó chịu, nước lại có phèn đóng váng trên mặt.

 

“Muốn dùng được nước khoan, gia đình tôi cũng như người dân trong xóm phải để nước lắng đọng qua một hai ngày, sau đó dùng bể lọc để lọc nước, sau hai ba ngày mới dùng được” – anh Phi nói.

 

Lu chứa nước khoan giếng của người dân toàn ...phèn

 

Cùng chung cảnh ngộ thiếu nước sạch như người dân xóm Hương Giang là hàng trăm hộ dân tại xóm Chợ, thôn Thai Dương Hạ Nam; khu định cư 1, khu định cư 2 thuộc thôn Thai Dương Hạ Trung và hàng chục hộ dân tại khu tái định cư thủy diện thuộc thôn Thai Dương Thượng Tây. Hàng trăm hộ dân ở đây muốn có nước ngọt sinh hoạt thì phải mua nước của các nhà có khoan giếng trên đồi cát. Trên địa bàn xã Hải Dương hiện có 3 hộ “chạy” nước từ giếng khoan xuống bán cho người dân với giá 7.000 đồng/m3.

 

Bà Nguyễn Thị Cải, người cung cấp nước cho 30 hộ dân ở khu định cư 1 ở thôn Thai Dương Hạ Trung và một số hộ dân ở khác ở xóm Chợ, thôn Thai Dương Hạ Nam cho biết: trước đây bà thường mang áo quần xuống phá Tam Giang để giặt, sau đó gánh nước ở các giếng của thôn nằm gần đồi cát về xả qua cho hết mùi, vị nước mặn. Không chịu nổi cảnh thiếu nước sạch, vài năm trước, vợ chồng bà khoan giếng ở gần đồi cát để dùng và bán cho bà con.

 

Hiện, 3 hộ kinh doanh nước ngọt trên địa bàn xã Hải Dương đang cung cấp nước ngọt cho hơn 160 hộ gia đình trên địa bàn, tuy nhiên, theo nhiều hộ dân, hiện chất lượng nguồn nước này cũng chưa được cơ quan chức năng kiểm định.

Bài & ảnh: THANH LIÊM (PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên – Huế: Hàng trăm hộ dân bên phá Tam Giang thiếu nước sinh hoạt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI