Sống xanh » Giao thông xanh
Xe đạp điện và nguy cơ nhiễm độc chì từ ắc quy cũ
(12:28:14 PM 06/12/2014)
Các bạn trẻ đạp xe tham quan một số công trình kiến trúc cổ khác ở TP.HCM như khách sạn Grand, Majestic, Ngân hàng Nhà nước - Ảnh tư liệu
Hiện nay trên cả nước đã có hàng triệu xe gắn máy và ô tô, xe tải cùng các thiết bị khác đều sử dụng bình ắc-quy làm phương tiện tích trữ năng lượng điện.
Không thể phủ nhận tính ưu việt của thiết bị lưu trữ điện này.
Đặc biệt là tại những nơi vùng sâu, miền núi chưa có hệ thống điện quốc gia thì không có thiết bị nào có thể thay thế chúng.
Với tình hình giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, việc sử dụng xe đạp điện thay thế xe gắn máy sẽ là chuyện tất yếu của đại bộ phận người lao động. Do giá xe đạp điện chỉ vài triệu đồng, bằng 25% giá xe gắn máy nên học sinh, sinh viên sử dụng rất nhiều.
Các xe đạp điện, xe máy điện do Trung Quốc sản xuất có mẫu mã đẹp nhưng chất lượng thì cần phải xem lại. Do giá rẻ nên chất lượng sẽ không bảo đảm, đặc biệt là chất lượng bình chỉ sử dụng được vài tháng.
Những thông tin, con số giật mình
Với thông tin gần 500 trẻ em bị phơi nhiễm độc chì từ gấp 4-7 lần ngưỡng cho phép tại làng tái chế bình ắc-quy cũ ở huyện Đông Mai, Hưng Yên trong chương trình thời sự vào 19g ngày 30-11 trên VTV1 khiến Bộ Y tế đã phải vào cuộc điều tra.
Số liệu thống kê khiến chúng ta phải giật mình với lượng ắc-quy tại Việt Nam thải loại ra năm 2010 là 40.000 tấn, dự kiến đến năm 2017 sẽ lên đến khoảng 70.000 tấn ắc-quy chì.
Quá trình sản xuất ra ắc-quy chì đã là một quá trình gây ô nhiễm: (sản xuất các tấm chì điện cực, sản xuất nhựa vỏ bình ắc-quy, sản xuất ra a-xít...), và việc thu hồi tái chế hay tiêu hủy lại càng gây ô nhiễm hơn.
Chính vì thế khi nói xe đạp điện, xe máy điện đôi khi chúng ta ngộ nhận là thân thiện môi trường, thuật ngữ tiêu chí mà nhà sản xuất thường đưa ra “xanh” thì chỉ nói đến vấn đề giảm xả thải khí SO2, CO2... mà họ đã cố tình không nhắc đến việc sản xuất cũng như trách nhiệm của mình trong việc tái chế, tiêu hủy chúng.
Độc hại từ chì và nhựa
Với giá xe đạp điện và xe máy điện như hiện nay, chỉ trong vài tháng nữa, cả nước sẽ có thêm hàng triệu chiếc. Hậu quả là hằng năm sẽ thải ra môi trường (chủ yếu là vứt bỏ, tái chế đạt yêu cầu rất ít) hàng ngàn tấn chì độc hại và hàng triệu vỏ nhựa ắc-quy, nguy cơ ngộ độc khi sử dụng các sản phẩm nhựa được tái chế theo công nghệ lạc hậu từ nhựa vỏ ắc-quy là rất cao.
Chưa kể, thói quen sử dụng sai của người dân như: chở quá tải, nạp điện khi điện ắc-quy vẫn còn, nạp chưa đủ thời gian... dẫn đến bình ắc-quy giảm tuổi thọ. Nếu không có cách sử dụng đúng và sử dụng quá nhiều thì trung bình tuổi thọ bình ắc-quy của xe đạp điện khoảng 1 - 2 năm.
Nếu các sản phẩm nhựa này sử dụng trong ngành thực phẩm như: muỗng, đũa, hũ... thì hậu quả vô cùng to lớn. Bài học về sự tiện lợi của túi ni lông, túi xốp ở những năm mới ra đời và mức độ gây ô nhiễm của chúng ngày nay vẫn còn nóng hổi!
Nên sử dụng xe đạp truyền thống
Nên chăng chúng ta sử dụng xe đạp truyền thống rẻ tiền thay thế xe đạp điện. Sử dụng xe đạp vừa vận động cơ thể khỏe mạnh, vừa giảm mức độ gây ô nhiễm lại tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền.
Đi xe đạp có nhiều điều lợi, nên ở nước ngoài, người ta thu nhập hằng tháng vài ngàn USD hơn hẳn chúng ta nhiều lần mà họ vẫn đi xe đạp.
Còn nhớ hồi sinh viên, chúng tôi đi học và làm thêm rất xa đến hơn chục ki-lô-mét nhưng vẫn đạp xe mỗi ngày! Vậy mà cứ đến mỗi tối thứ bảy tôi và “con ngựa sắt” còn đèo người yêu dạo chơi khắp thành phố với bao kỷ niệm đẹp mà có cảm thấy mệt mỏi gì đâu!
Mọi việc dần rồi cũng sẽ quen.
Mặt khác, để góp phần bảo vệ môi trường sống, chúng ta nên sử dụng xe đạp truyền thống là hợp lý nhất.
Cách sử dụng đúng ắc-quy
Ắc-quy chia thành hai nhóm: loại dùng a-xít (ắc-quy chì, nước) và ắc-quy khô (không dùng dung dịch a-xít). Ắc-quy nước thì phải kiểm tra mức nước thường xuyên trên 2 vạch vỏ bình của nhà sản xuất. Định kỳ kiểm tra 1-2 tháng/lần tùy theo mức độ sử dụng (tùy việc xe đi ít hay nhiều).
1. Chỉ châm thêm nước cất (không phải nước a-xít) khi dung dịch trong bình bị cạn dưới vạch quy định (riêng ắc-quy khô thì không cần châm nước).
2. Để ắc-quy tuổi thọ lâu bền là không sử dụng đến khi ắc-quy cạn kiệt rồi mới mang đi sạc lại.
Tốt nhất là khi ắc-quy còn lại 15-20% là nên sạc lại. (Ví dụ: ắc-quy xe máy điện đi được 60km/lần sạc thì xe đi được quảng đường khoảng 40-45km thì nên sạc điện lại)
3. Khi sạc điện cho ắc quy phải dùng bộ sạc đi kèm theo của nhà sản xuất. (đúng điện áp V, cường độ sạc Ampe). Thông thường cường độ dòng sạc khoảng 10-12% dung lượng bình. Ví dụ: Ắc-quy có dung lượng là 100A, thì dòng sạc sẽ có cường độ là 10-12Ampe. Thời gian sạc khoảng 6-8 giờ tùy theo dung lượng của ắc quy.
4. Phải sạc ắc-quy thật no đủ điện khi để xe không sử dụng. Nếu không sử dụng trong thời gian dài phải sạc lại định kỳ (hàng tháng) với thời gian từ 6 đến 10 giờ.
5. Không chở quá tải khi sử dụng xe.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
- Cà Mau: Cầu đang xây dựng bất ngờ đổ sập một nhịp xuống sông
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.