Sống xanh » Giao thông xanh
TPHCM: Tiếp tục sửa chữa đại lộ lún triền miên
(09:08:36 AM 23/01/2014)Đại lộ Đông Tây là tuyến đại lộ lớn nhất TPHCM, được đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng xây dựng trong nhiều năm mới hoàn tất. Tuy nhiên, chỉ mới đưa vào sử dụng được vài tháng thì tuyến đại lộ nghìn tỷ này đã xuất hiện tình trạng lún, nứt tại 1 số vị trí từ năm 2011; đặc biệt là tình trạng lún mặt đường (các chuyên gia gọi là tình trạng trồi nhựa mặt đường) xuất hiện liên tục dù đã nhiều lần được cào bóc, trải nhựa mới.
Đường Mai Chí Thọ liên tục bị lún mặt đường thành hình luống cày theo vết bánh xe
Sau khi xảy ra hiện tượng trồi nhựa trên, các đơn vị liên quan đã thống nhất nguyên nhân gây nên tình trạng trên là lớp cấp phối chưa phù hợp với lưu lượng và tải trọng xe lưu thông trên tuyến đường này. Từ đó, đơn vị tư vấn và nhà thầu đề xuất nhiều phương án để xử lý triệt để tình trạng lún trên như sử dụng mặt đường cứng hoặc thay cấp phối nhựa mặt đường hiện hữu bằng cấp phối phù hợp. Để tìm được thiết kế cho lớp cấp phối phù hợp, các đơn vị phải tiến hành nhiều mẫu thiết kế khác nhau để thực nghiệm, từ đó chọn ra mẫu thiết kế phù hợp nhất.
Trong thời gian nghiên cứu tìm phương án khắc phục triệt để, chủ đầu tư công trình là Ban quản lý Đầu tư xây dựng các công trình đô thị TPHCM (Ban GT-ĐT) cũng chỉ đạo khắc phục tạm thời để đảm bảo giao thông bằng cách cào bóc lớp mặt đường bị trồi sụt, trải lớp nhựa mới. Tuy nhiên, mỗi lần khắc phục tạm thời như trên chỉ đảm bảo giao thông an toàn được vài tháng thì mặt đường lại tiếp tục lún, nhựa thảm trồi lên, sụt xuống theo luồng như luống cày trên mặt đường.
Việc nghiên cứu tìm phương án khắc phục triệt để vẫn bị chủ đầu tư "khất lần" từ năm 2011 đến nay. Cuối tháng 11/2013, Dân trí tiếp tục ghi nhận tình trạng lún mặt đường nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đường này. Thời điểm đó, ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban GT-ĐT cũng hứa là sẽ thống nhất chi tiết kế hoạch sửa chữa triệt để tình trạng này và triển khai thực tế tại công trường vào tháng 12/2013.
Tuy nhiên, đến nay Sở GTVT lại thông báo cho phép Ban GT-ĐT rào đường từ ngày 18/1 để chuẩn bị… thảm bù nhựa xử lý êm thuận đoạn đường này chứ không phải sửa chữa triệt để tình trạng lún nhựa mặt đường.
Đoạn đường mà Ban GT-ĐT chuẩn bị thảm thêm 1 lớp nhựa bù lún là đoạn từ Trạm thu phí hầm vượt sông Sài Gòn đến đường Đồng Văn Cống, thời gian thi công từ ngày 18/1 - 25/3. Trong thời gian này, mặt đường sẽ bị rào chắn 7,5m, bề rộng mặt đường còn lại dành cho lưu thông trung bình là 3,5m.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.