Sống xanh » Giao thông xanh
Nỗi sợ hãi phương tiện giao thông công cộng
(18:19:03 PM 12/11/2014)Phụ nữ Bangkok (Thái Lan) không thấy an toàn khi tham gia các phương tiện công cộng - Ảnh: Thomson Reuters Foundation
Thành phố Bogota (Colombia) là nơi có hệ thống phương tiện vận chuyển công cộng kém thân thiện nhất. Xếp sau là Mexico City của Mexico và Lima của Peru. Trong 16 thành phố được khảo sát, New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản) được giới nữ hài lòng nhất nhưng ở những nơi này thậm chí vẫn còn tồn tại bất cập khó tránh, khiến phụ nữ e ngại khi chọn phương tiện công cộng.
Sở dĩ thành phố Bogota của Colombia đứng cuối bảng khảo sát trên là vì tình hình an ninh ở đây được xếp vào nhóm rất tệ. Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân ở Bogota, người dân phải đối mặt với nỗi sợ trộm cướp diễn ra nhan nhản. Vì thế, lựa chọn phương tiện công cộng là nhằm để tránh rủi ro trên nhưng đây chưa hẳn là lựa chọn an toàn. Phụ nữ khi được hỏi cho biết, họ rất sợ đi trên các phương tiện công cộng vào ban đêm. Ở vùng quê, cả phương tiện công cộng cũng như xe cá nhân đều là mục tiêu tấn công của phiến quân thuộc lực lượng quân cách mạng có vũ trang (FARC) và các băng nhóm tội phạm ở địa phương như nhóm Bandas Criminales (BACRIM).
60% phụ nữ ở Mexico City nói, họ từng là nhân chứng hoặc là nạn nhân của những vụ tấn công, quấy rối khi sử dụng phương tiện công cộng. Ở Lima cũng tương tự. Phụ nữ tại thành phố này nói rằng chính quyền không làm đúng chức trách để giám sát và quản lý hệ thống giao thông công cộng.
Phụ nữ Ấn Độ không được tôn trọng trên những chuyến xe lửa dành riêng cho mình - Ảnh: Thomson Reuters Foundation
Trong khảo sát này, có đến 70% người được hỏi nói rằng họ muốn nơi họ sống có phương tiện công cộng chỉ dành riêng cho phụ nữ thì mới có thể bảo đảm an toàn. Riêng ở Manila (Philippines), 90% phụ nữ được hỏi nói họ muốn có phương tiện công cộng chỉ dành riêng cho nữ giới.
Tuy nhiên, ở New Delhi (Ấn Độ), mặc dù đã có hệ thống xe lửa riêng cho phụ nữ nhưng phụ nữ nước này vẫn cảm thấy bị đối xử phân biệt, không được tôn trọng. Đặc biệt, họ rất sợ phải đi trên những chuyến xe buýt cuối ngày, thường có rất ít hành khách.
Ở thủ đô Jakarta của Indonesia và thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, các phương tiện công cộng dành riêng cho phụ nữ cũng giúp ích đáng kể để ngăn chặn nạn quấy rối.
Phụ nữ ở thành phố Buenos Aires (Argentina), Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc) thì e ngại không nhận được sự hỗ trợ, can thiệp hay giúp đỡ trong trường hợp bản thân gặp sự cố trên các phương tiện công cộng. 85% phụ nữ ở Paris (Pháp) có cùng suy nghĩ trên. Phụ nữ Nga cho rằng, chính quyền không tích cực vào cuộc điều tra những báo cáo bị quấy rối trên các phương tiện công cộng.
Phụ nữ Seoul (Hàn Quốc) lo sợ không được giúp đỡ khi cần - Ảnh: Thomson Reuters Foundation
Thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) là nơi an toàn thứ ba trong số 16 thành phố được khảo sát. Về nhì là Tokyo (Nhật Bản). Đây là nơi đầu tiên trên thế giới có phương tiện công cộng dành riêng cho phái nữ. Còn New York (Mỹ), là thành phố có phương tiện công cộng an toàn nhất cho phái nữ cũng có những trường hợp chia sẻ họ từng bị quấy rối bởi những hành vi và lời nói thô tục.
Với phụ nữ, việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng là nỗi sợ hãi… có thật, dù phụ nữ có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào giao thông công cộng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.