Sống xanh » Giao thông xanh
Những quốc gia mà xe đạp là "thượng đế"
(22:07:59 PM 07/06/2012)Có hơn 1 tỷ chiếc xe đạp trên thế giới, gấp đôi số lượng xe ô tô. Trong nhiều năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 100 triệu chiếc xe đạp được sản xuất ra. Xe đạp được xuất hiện từ thế kỷ 19 và từ đó tới nay đã mang lại nhiều công dụng khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, mọi người sử dụng xe đạp để giảm béo và cảm thấy khỏe khoắn hơn vì đạp xe giúp tiêu hao 600 calo mỗi giờ nhưng ở Trung Quốc hoặc một vài quốc gia khác. mọi người thích dùng xe đạp để phục vụ nhu cầu đi lại. Vì những lý do này nên xe đạp đã trở nên phổ biến tại một số nước. Dưới đây là 10 quốc gia có số lượng người sử dụng xe đạp bình quân trên đầu người lớn nhất thế giới.
1. Trung Quốc
Dân số : 1.342.700.000 người; Số lượng xe đạp: >500.000.000 chiếc; Số người đi xe đạp: >37.2%
Thực tế: 60% người sử dụng xe đạp tại thành phố Thượng Hải (thành phố đông dân nhất Trung Quốc) đạp xe đi làm mỗi ngày. Thành phố này hiện có 9.430.000 chiếc xe đạp trên tổng số 19.213.2000 người.
2. Bỉ
Dân số: 10.827.519 người; Số lượng xe đạp: 5.200.000 chiếc; Số người đi xe đạp: gần 48%
Tại Bỉ, người dân sử dụng xe đạp trong 8% các chuyến đi. Khoảng các trung bình mà mỗi người đạp xe mỗi ngày là 0,9km. Đạp xe là một mộn thể thao quốc gia tại Bỉ. Người Bỉ rất nghiêm túc trong việc đi xe đạp. Họ có thể bỏ tiền ra mua một chiếc xe đạp đắt tiền và đội mũ bảo hiểm, mặc áo phản quang khi đi xe để đảm bảo an toàn.
3. Thụy Sĩ
Dân số: 7.782.900 người; Số lượng xe đạp: 3.800.000 chiếc; Số người đi xe đạp: gần 48,8%.
5% các hành trình và 10% những chuyến đi tới nơi làm việc tại Thụy Sĩ được thực hiện bằng xe đạp. Thụy Sĩ là một quốc gia đi xe đạp. Đây không chỉ là một môn thể thao mà còn là một cách lành mạnh để hòa mình với môi trường và thân thiện hơn với người dân địa phương. Thụy Sĩ thậm chí còn đề ra chiến dịch "Đạp xe đi làm".
4. Nhật Bản
Dân số: 127.370.000 người; Số lượng xe đạp: 72.540.000 chiếc; Số người đi xe đạp: 56,9%
Trong vài năm trở lại đây, số lượng xe đạp được bán ra tại Nhật Bản là 10 triệu chiếc mỗi năm. Ở Nhật Bản, xe đạp được sử dụng rộng rãi như một sự lựa chọn thay thế cho ô tô. Nhiều người sử dụng chúng để di chuyển tới các nhà ga. Ngày ngay, ngày càng nhiều người Nhật đạp xe đi làm để cải thiện sức khỏe và tránh ác tắc giao thông cũng như chen chúc trên tàu điện ngầm. Nhiều người không khóa xe thậm chí khi họ để xe ở ngoài nhà ga cả ngày lẫn đêm.
5. Phần Lan
Dân số: 5.380.200 người; Số lượng xe đạp: 3.250.000 chiếc; Số người đi xe đạp: khoảng 60,4%
Tại Phần Lan, 9% các hành trình được thực hiện bằng xe đạp. Trung bình mỗi ngày mỗi người dân đạp xe 0,7 km. Người Phần Lan đạp xe mà không quan tâm tới tuổi tác hay địa vị xã hội từ trẻ em tới người già, từ khách du lịch tới bà nội trợ, từ người nghỉ hưu tới sinh viên...Mặc dù mùa đi xe đạp tại quốc gia này thường bắt đầu vào mùa xuân hay mùa hè nhưng những người yêu thích xe đạp không quản mưa, gió, thậm chí là những cơn bão tuyết mùa đông. Tình yêu của những người mê xe đạp ở Phần Lan đối với "con ngựa sắt của mình" có thể được so sánh với niềm đam mê đi câu hay đi tắm hơi.
6. Na Uy
Dân số: 4.943.000 người; Số lượng xe đạp: 3.000.000 chiếc; Số người đi xe đạp: 60,7%
Hàng năm, tại Na Uy có khoảng 60.000 chiếc xe đạp "không cánh mà bay". Những kẻ trộm thường lấy chúng tại những nơi mà những chủ nhân của chúng cho là an toàn. Những tên trộm có kinh nghiệm có thể trộm xe kể cả khi xe được khóa chắc chắn trong vòng 10-20 giây. Khoảng 10% số lượng xe bị ăn trộm được xuất khẩu sang Nga và các quốc gia Đông Âu.
7. Thụy Điển
Dân số: 9.418.732 người; Số lượng xe đạp: 6.000.000 chiếc; Số người đi xe đạp: gần 63,7%
Đối với các gia đình tại Thụy Điển, chiếc xe đạp có vai trò quan trọng như một chiếc TV, thậm chí là có giá trị hơn thế. Thông thường một gia đình có tới vài chiếc xe đạp khác nhau, tùy theo số lượng thành viên và độ tuổi của từng người.
8. Đức
Dân số: 81.802.000 người; Số lượng xe đạp: 62.000.000 chiếc; Số người đi xe đạp: 75,8%
Trung bình mỗi ngày một người dân Đức đạp xe 0,9 km. Đi xe đạp đã ăn sâu vào văn hóa Đức. Thật khó để tìm một người cao tuổi tại Đức chưa từng đi xe đạp. Đó cũng là lý do tại sao mà các tài xe hay người đi bộ luôn nhường đường cho người đi xe đạp.
9. Đan Mạch
Dân số: 5.560.628 người; Số lượng xe đạp: 4.500.000 chiếc; Số người đi xe đạp: 80,01%
18% các hành trình tại Đan Mạch được thực hiện bằng xe đạp và trung bình mỗi ngày mỗi người dân của Đức đạp xe 1,6 km. Đạp xe được cho là cách lành mạnh, tiết kiệm, thân thiện với môi trường và nhanh hơn ô tô hay các phương tiện công cộng khi di chuyển trong các thành phố tại Đan Mạch. Vì vậy, chính phủ nước này đã khuyến khích người dân sử dụng xe đạp để di chuyển. Tại thủ đô Copenhagen, 37% người dân đi lại bằng xe đạp mỗi ngày. Tòa thị chính thành phố thậm chí còn cung cấp xe đạp cho thuê miễn phí cho khách du lịch. Có một thực tế thú vị là vận tốc di chuyển bằng xe đạp tại Copenhagen là 16km/h trong khi đó vận tốc của ô tô là 27km/h.
10. Hà Lan
Dân số: 16.652.800 người; Số lượng xe đạp: 16.500.000 chiếc; Số người đi xe đạp: 99,1%
Trung bình mỗi ngày mỗi người dân Hà Lan đạp xe 2,5 km. Người dân Hà Lan gắn kết với xe đạp như bánh mỳ với mứt. Mặc dù trong thời kỳ suy thoái kinh tế nhưng người dân Hà Lan vẫn dùng một khoản tiền lớn vào những chiếc xe đạp của mình: gần 1 tỷ euro mỗi năm. Khoảng 1,3 triệu chiếc xe đạp đã được bán tại Hà Lan vào năm 2009 và giá trung bình là 713 euro (1.008 USD)/chiếc. Thủ đô Amsterdam là một trong những thành phố lớn thân thiện với xe đạp nhất trên thế giới. Có khoảng 400km đường dành cho xe đạp và khoảng 40% người dân thủ đô di chuyển bằng xe đạp. Tuy nhiên, những người đi xe đạp ở đây không đội mũ bảo hiểm. Trộm cắp xe đạp là một vấn đề lớn với khoảng 1/5 số lượng xe bị trộm mỗi năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.