»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:38:39 AM (GMT+7)

Hạn chế xe cá nhân từ năm 2014

(23:24:07 PM 24/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Bộ Giao thông vận tải đề xuất như vậy, nếu được Chính phủ đồng ý thì các phương tiện cơ giới cá nhân sẽ bị hạn chế tại một số khu vực nội thành những TP lớn như Hà Nội, TP HCM từ năm tới

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có tờ trình Chính phủ và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các TP lớn ở Việt Nam (gọi tắt là đề án hạn chế xe cá nhân).

 

Xe sẽ tăng nhiều, đường không đủ

 

Theo tính toán của Bộ GTVT, trong 10 năm qua, hệ thống giao thông vận tải đô thị tại các TP lớn ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh và việc di dân tự do không kiểm soát tại các đô thị cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cơ giới cá nhân (số phương tiện cơ giới cá nhân năm 2012 tại Hà Nội là 4,3 triệu xe, TP HCM gần 5,5 triệu xe, TP Hải Phòng 826.000 xe, TP Đà Nẵng 578.000 xe, TP Cần Thơ 568.000 xe) đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông và cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị. Hơn nữa, từ năm 2014 trở đi, khi kinh tế phục hồi, đặc biệt là lộ trình thực hiện cam kết WTO và AFTA ngày càng đến gần sẽ tạo cơ hội gia tăng khả năng sở hữu ô tô con cá nhân trên cả nước, nhất là tại các đô thị. Đồng thời, cho đến năm 2020, số dự án vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (đường sắt đô thị, BRT - xe buýt nhanh, khối lượng lớn) tại các TP được đưa vào khai thác cũng chỉ đáp ứng được từ 3%-5% nhu cầu đi lại của người dân, phần còn lại vẫn phải dựa vào xe buýt, taxi và các phương tiện cá nhân.

 

Trong khi đó, hệ thống đường đô thị trục chính theo đúng tiêu chuẩn thiết kế chiếm tỉ lệ thấp, mặt cắt ngang các tuyến phố thường hẹp và không phù hợp với sự gia tăng của phương tiện giao thông. Quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội, TP HCM quá nhỏ so với quỹ đất xây dựng đô thị và phân bố không đều trên địa bàn TP…
 
Một tuyến phố ở Hà Nội bị kẹt cứng vào giờ cao điểm bởi các phương tiện cơ giới cá nhân
 

Thu phí phương tiện vào trung tâm

 

Bộ GTVT đưa ra nhiều giải pháp, trong đó sẽ thực hiện phân luồng và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên một số tuyến phố theo giờ nhất định trong ngày và ngày nhất định trong tuần kết hợp với biện pháp tăng tần suất của phương tiện công cộng cũng như ưu đãi giá vé đối với hành khách tại thời điểm kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân. Đi liền với đó là tăng cường các tuyến đường một chiều đối với phương tiện cá nhân, tổ chức phân tách làn dành riêng cho xe máy và làn xe thô sơ trên các tuyến đường ra vào nội thành có đủ điều kiện về mặt cắt ngang. Đồng thời, áp dụng nhiều mức thu phí trông giữ phương tiện cơ giới theo hướng giảm dần từ trung tâm ra bên ngoài, tăng dần theo mật độ giao thông; nghiên cứu, thí điểm dự án chuyển đổi phí trông giữ xe thành giá dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội thành; nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý sử dụng xe đạp điện, xe máy điện an toàn, hợp lý và có các chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với đơn vị kinh doanh cũng như người sử dụng xe đạp.

 

Riêng đối với Hà Nội và TP HCM, áp dụng ngay những giải pháp cấp bách như triển khai thực hiện các dự án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bao gồm hệ thống BRT của TP, bảo đảm vai trò chủ đạo của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng. Tổ chức các điểm trông giữ phương tiện tại các điểm đầu, điểm cuối và các điểm trung chuyển, trạm dừng xe buýt bên ngoài khu vực trung tâm, các nhà ga đường sắt, cảng hàng không. Đặc biệt, thực hiện kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân theo giờ trong ngày tại các khu vực trung tâm đô thị và trên các tuyến giao thông có mật độ cao trong thời gian cao điểm giao thông kết hợp với tăng cường vận tải hành khách công cộng.

 

Còn nặng về hành chính

 

Ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, cho biết việc tìm giải pháp để hạn chế phương tiện xe cá nhân đã được TP Hà Nội nghĩ ra từ nhiều năm trước nhưng khi thực hiện đã gặp phải những phản ứng dữ dội từ phía dư luận nên phải dẹp bỏ.

 

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng những nội dung trong đề án không mới hơn nhiều so với dự thảo trước đây đã bị dư luận phản ứng dữ dội. “Tôi đồng tình với nhận định ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP HCM đã ở mức báo động rồi nhưng các ngành chức năng phải nghĩ dài hơi hơn trong một quy hoạch tổng thể chứ không thể đơn giản cho rằng dùng các biện pháp hành chính để hạn chế như thế” - ông Thanh nói. Cũng theo ông Thanh, ai cũng kêu ùn tắc giao thông tại trung tâm TP nhưng suốt nhiều năm không ai bắt tay nhau cùng giải quyết. “Ô tô con mới là “thủ phạm” chính gây ùn tắc, phải tính tới giải pháp hạn chế vào giờ cao điểm chứ giờ mà đụng vào mớ bòng bong là xe máy để hạn chế, đánh phí thì “chết” rồi! Bởi xe máy còn gắn liền với an sinh xã hội” - ông Thanh phân tích.

“Đẩy cây” cho các địa phương!

 

Một chuyên gia về giao thông khi xem dự thảo đề án đã cho rằng Bộ GTVT rất “khôn khéo” khi đá quả bóng trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện cụ thể cho các địa phương. Dự thảo đề án giao UBND các TP trên cơ sở những giải pháp định hướng và có lộ trình để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện áp dụng phù hợp tại địa phương, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch thực hiện xong trước ngày 1-4-2014. HĐND và UBND các địa phương xây dựng đề án áp dụng thí điểm thu phí dịch vụ trông giữ xe cá nhân tại một số khu vực trung tâm TP theo hướng áp dụng phí giảm dần từ trung tâm ra ngoại thành và tăng theo mật độ tham gia giao thông (thí điểm trước ngày 1-4-2015)...

(Theo NLĐ)
Từ khóa liên quan: Hạn chế, xe cá nhân, từ, năm 2014
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hạn chế xe cá nhân từ năm 2014

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI