»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:21:29 AM (GMT+7)

Hà Nội mưa lớn, vì sao phố cổ không ngập mà phố mới ngập nặng?

(18:26:35 PM 28/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Từ trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, ông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - nêu một thực tế "ngược đời": Phố cũ, phố cổ không ngập; trong khi hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày...

Việt Nam “tự hào” là quốc gia dễ nhận diện nhất từ... vũ trụ (!)

 
Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, chúng ta nên rút ra 3 bài học:
 
Một là: Phố cổ không ngập, chứng minh cha ông mình tuyệt vời. Hai là: Phố cũ không ngập chứng tỏ người Pháp cũng đáng học tập. Ba là: Hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày, khi các cơ quan chuyên môn của chúng ta hiện nay đông hơn, bằng cấp cao hơn so với cha ông, là một thực tế đáng suy ngẫm.
 
Hà Nội tiếp tục xây dựng các nhà cao tầng ở phố cổ và phố cũ là một chủ trương với 3 băn khoăn:
 
Một là: Băm nhỏ phố cổ và phố cũ là điều thế giới không ai làm.
 
Hai là: Dựng thêm nhiều tòa nhà hiện đại, chọc trời trên một khuôn viên quá chật hẹp, không đồng bộ, chẳng khác gì mặt quần áo comple mà đi chân đất.
 
Ba là: Đưa một lượng người và phương tiện tăng thêm rất cao trong điều kiện hạ tầng cố định nhỏ hẹp không thể cải tạo, mở rộng và khắc phục được dẫn đến ùn tắc giao thông nhiều hơn là điều dễ hiểu.
 
Nếu được lên vũ trụ nhìn xuống mặt đất thì Việt Nam “tự hào” là quốc gia dễ nhận diện nhất nhờ nhiều xe máy. Có lẽ xe máy ở nước ta số lượng và bình quân đầu người cao nhất thế giới.
 
 
[-]Hà[-]Nội[-]mưa[-]lớn,[-]vì[-]sao[-]phố[-]cổ[-]không[-]ngập[-]mà[-]phố[-]mới[-]ngập[-]nặng?
Những "con sông" ở Hà Nội trong trận mưa hồi cuối tháng 5/2016 (Ảnh: Hà Trang)
 
Không nên tăng lệ phí khi đời sống người dân đang khó khăn
 
Về giải pháp cho các vấn đề trên, giải pháp nào cũng cần nhưng phải hạn chế 3 điều KHÔNG NÊN:
 
Một là: kìm hãm sự phát triển.
 
Hai là: Tăng thu lệ phí khi đời sống dân cư đang khó khăn.
 
Ba là: Ban hành nhiều mệnh lệnh hành chính, tạo thêm ức chế cho người tham gia giao thông.
 
Các giải pháp tình thế, tức thời:
 
Khai thông ngay các tuyến giao thông thắt nghẽn gắn với mở thêm các cầu vượt hợp lý để giảm ùn tắc giao thông từ nội thành ra ngoại thành. Tăng thêm các tuyến đường ô bàn cờ thay cho chỉ có đường xương cá ở các đô thị đã mở, mới mở và sắp mở. Giảm nhanh các phương tiện xe máy cá nhân bằng xe buýt với chất lượng tốt hơn. Thời gian chạy ổn định và dày hơn; các tuyến đi phù hợp với dân cư; đi đúng lộ trình; giá cả phù hợp, thậm chí nhà nước nên bù lỗ, để tạo điều kiện tốt và thuận lợi nhất cho mọi người tham gia giao thông công cộng.
 
Mở thêm các khu chung cư bán và cho thuê với giá cả hợp lý ở các cửa ô để công dân chọn nơi ở phù hợp với nơi công tác, để có thể đi bộ được, hạn chế đi lại bằng phương tiện cá nhân ngược chiều nhau, tăng thêm chi phí và thời gian lưu thông trên đường.
 
Các giải pháp cơ bản, lâu dài:
 
Thắt chặt kỷ cương trong xây dựng đô thị, cả quy hoạch, kiến trúc, cấp thoát nước, cây xanh và quản lý quy hoạch đồng bộ và nghiêm túc hơn.
 
Ta nên học cha ông và học hỏi những bài học kinh nghiệm xây dựng và quản lý đô thị của thế giới. Ví dụ thời Nga Hoàng, chỉ có 4 sắc lệnh khi xây dựng thành phố Saint-Peterburg như: Đường rộng bao nhiêu mét được xây nhà cao bấy nhiêu mét, nhưng cao nhất không quá 5 tầng so với tòa nhà Hoàng đế là 7 tầng. Vỉa hè phải rộng ít nhất là bằng ½ độ rộng của mặt đường. Tất cả các tòa nhà nằm ở mặt tiền đều phải được nhà vua phê duyệt quy hoạch, kiến trúc đảm bảo mỹ quan và văn minh đô thị. Đảm bảo tỷ lệ cây xanh đô thị trên bình quân một thị dân, từ 10m2 trở lên. Nhờ 4 sắc lệnh đó mà nước Nga có được một thành phố cổ đẹp, khoa học, lâu bền đến hôm nay và mai sau.
 
Bố trí quy hoạch giao thông đủ 3 tầng, 4 hướng, 8 phương:
 
Tất cả các đô thị trên thế giới với quy mô dân số trên 5 triệu người đều phải đảm bảo đủ 3 tầng giao thông: Tàu điện ngầm từ trung tâm tỏa ra 4 phương, 8 hướng của thành phố. Tàu điện nổi nối trung tâm với các khu du lịch, vui chơi giải trí, các chung cư lớn, các khu thương mại, văn hóa, thể thao và các đô thị vệ tinh…
 
Các tuyến đường cao tốc chạy dọc, ngang và bao quanh nhiều vòng của thành phố giúp các phương tiện giao thông từ nội thành tỏa ra ngoại thành nhanh và hợp lý nhất.
 
Trên tuyến giao thông mặt đất được bố trí hợp lý, khoa học với hệ thống đèn báo và hướng dẫn giao thông chi tiết, chu tất và xử lý mọi sai phạm giao thông nghiêm túc, kịp thời, giúp con người tôn trọng luật lệ khi tham gia giao thông. Đưa nhanh các bệnh viện tuyến trung ương và các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quốc gia ra ngoại thành và bố trí các tuyến giao thông tiếp cận tốt nhất để dãn dân một cách tự nguyện.
 
Về lâu dài nên nghiên cứu xây dựng Thủ đô hành chính ra vùng ngoại thành, cũng là một cách xây dựng Đô thị mới hiện đại phù hợp với công tác quản lý thời đại công nghệ thông tin và truyền thông, đảm bảo công vụ tốt hơn và dãn dân cư hợp lý nhất. Đây cũng là cách tôn vinh các đô thị cổ phục vụ cho du lịch và giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.
LÊ DOÃN HỢP- Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Hà Nội mưa lớn, vì sao phố cổ không ngập mà phố mới ngập nặng?

  • Mai Khương (11:15:19 AM 29/09/2016)Thoát nước

    Ý kiến thoát nước: Mình thắc mắc tại sao không làm bê tông thấm nước trên các tuyến đường có tải trọng thấp? Các vĩa hè để đi bộ củng bị bê tông hóa khó thoát nước được. Lưới lượt rác ở các miệng cống quá thưa thớt và rác quá dể để trôi vào gây nghẹt cống. Thậm chí người dân còn quét rác vào miệng cống. miệng cống thì do tắc và rác nhiều nên rất hôi thối người dân phải dùng thảm che lại... Ở thành phố tiền nước cấp cao vậy sao không tận thu nước mưa trong khi nước cấp thì thiếu hụt? Một vài ý kiến góp ý ạ! Cảm ơn!

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội mưa lớn, vì sao phố cổ không ngập mà phố mới ngập nặng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI