Sống xanh » Giao thông xanh
Hà Tĩnh: Cầu treo Khe Tây chưa hiệu quả vì thiếu đường dẫn
(17:29:15 PM 15/08/2015)Cầu treo Khe Tây chưa hiệu quả vì thiếu đường dẫn
Trước buổi làm việc, đoàn công tác đã đi thực địa để khảo sát cây cầu này và tìm hiểu các hộ dân được cho là sẽ được hưởng lợi từ cầu treo Khe Tây. Sau cuộc khảo sát, đoàn đã đến hội trường UBND xã Sơn Thọ để nghe phản ảnh của người dân và giải trình của các ban ngành.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Năng Thể, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 3 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) – đơn vị được giao làm đại diện chủ đầu tư dự án cầu treo dân sinh giai đoạn 1 và ông Lương Phan Kỳ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tĩnh khẳng định cầu treo Khe Tây xây dựng vị trí hiện tại là phù hợp, đúng theo quy trình sau khi đã có kết quả của đơn vị tư vấn giám sát.
Theo ông Nguyễn Năng Thể, cầu treo Khe Tây nằm trong đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh giai đoạn 1 để đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên của Bộ Giao thông Vận tải. Việc xây dựng cầu treo Khe Tây là phù hợp với các tiêu chí của đề án đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.
Tại buổi làm việc, có 6 ý kiến của 6 hộ dân, đại diện cho 26 hộ dân được cho là hưởng lợi từ dự án xây cầu treo Khe Tây. Theo ý kiến của các hộ dân này, việc xây cầu treo Khe Tây là phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng đi lại, đặc biệt là giúp bà con không bị cô lập mỗi khi có lũ về. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đa phần người dân chưa thể đi lại trên cầu này vì con đường nối từ thôn 6 của xã Sơn Thọ với cầu treo Khe Tây chưa có.
Sau khi nghe ý kiến của người dân, đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh, UBND huyện Vũ Quang và UBND xã Sơn Thọ thừa nhận vì đường nối liền từ các hộ dân đến cầu treo Khe Tây chưa được thi công nên hiện chỉ có 2 hộ dân được hưởng lợi từ việc xây cầu, riêng 24 hộ dân còn lại của thôn 6 thì còn phải chờ làm đường nối liền cầu mới được hưởng lợi, nhưng thi công đường này khi nào thì chưa có ngày tháng cụ thể vì chưa có vốn.
Giải thích về việc thiếu vốn để xây đường nối liền từ cầu Khe Tây đến 24 hộ dân còn lại, ông Bùi Việt Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cho biết, đường liên thôn kết nối cầu treo Khe Tây đã được huyện quy hoạch từ năm 2011 và năm 2014, con đường này đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt với kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì chưa có kinh phí nên đến nay vẫn chưa thể thi công.
Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Quản lý xây dựng Đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, thực tế mới chỉ có vài hộ hộ dân được hưởng lợi khi cầu treo Kheo Tây hoàn thành, còn hàng chục hộ khác chưa thể đi trên cầu là do địa phương chưa làm đường kết nối.
“Hiện không chỉ cầu treo Khe Tây mà nhiều cầu khác trong dự án 186 cầu treo xây dựng trên 28 tỉnh thành cả nước đều có chuyện cầu xây xong mà chưa có đường. Theo đề án được phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải chỉ có nhiệm vụ xây cầu còn đường kết nối là do địa phương tự lo.”- ông Nguyễn Trung Sỹ cũng thừa nhận.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, hiện tại cầu Khe Tây chưa phát huy được hiệu quả và đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh sớm bố trí kinh phí để làm đường cho các hộ dân còn lại được đi ra cầu treo này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.