Sống xanh » Giao thông xanh
GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính:Chưa cần thiết lát đá phố cổ Hà Nội
(08:49:56 AM 18/08/2015)
GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp để lát đá tự nhiên hàng loạt tuyến phố cổ Hà Nội - Ảnh: V.V.Tuân
Dù buổi họp báo mang tên “Tổng kết 20 năm công tác bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội”, nhưng các vấn đề xung quanh dự án lát đá tự nhiên mặt đường 11 tuyến phố trong khu phố cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia chiếm gần như toàn bộ thời gian.
Phóng viên các báo đã đặt hàng loạt câu hỏi: Tại sao UBND quận Hoàn Kiếm lại trích tiền ngân sách đầu tư lát đá mặt đường phố cổ trong thời điểm kinh tế đất nước còn khó khăn như hiện nay? Việc lát đá mặt đường phố cổ sẽ mang lại những lợi ích gì về kinh tế, có đủ để bù lại số vốn mà ngân sách phải tiêu tốn hay không?
Tổng chiều dài hoặc diện tích sẽ lát đá là bao nhiêu? Mỗi mét vuông lát đá sẽ tốn bao nhiêu tiền? Tổng số vốn dự kiến của cả dự án lát đá là bao nhiêu?...
Không trả lời trực tiếp vào các câu hỏi, ông Phạm Tuấn Long - phó trưởng ban thường trực Ban quản lý phố cổ Hà Nội - nói: “Quận Hoàn Kiếm mặc dù diện tích chỉ 500ha nhưng liên tục trong các năm trở lại đây luôn là đơn vị có đóng góp cho ngân sách dẫn đầu thành phố với hơn 3.000 tỉ đồng/năm, và năm sau luôn cao hơn năm trước. Nên việc đầu tư lát đá tự nhiên mặt đường các tuyến phố cổ sẽ góp phần tăng lượng khách du lịch đến tham quan, lưu trú, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong các khu phố cổ Hà Nội”.
Các PV bày tỏ thái độ không đồng tình khi ông Long “lái” mối quan tâm của mình sang các vấn đề khác, ông Long mới cung cấp một vài số liệu: tuyến phố Tạ Hiện lát đá tự nhiên 55m, hết 1,5 tỉ đồng. Trung bình chiều dài của mỗi tuyến phố cổ dự kiến lát đá mặt đường từ 1 - 1,2km.
“Chúng tôi mới chỉ nêu ra chủ trương, đề xuất để nghiên cứu. Các phương án lát đá thay đổi thì số vốn đầu tư cũng thay đổi, nên chúng tôi chưa thể đưa ra câu trả lời là sẽ hết bao nhiêu tiền. Có thể chúng ta không lát đá ngay 11 tuyến phố mà sẽ làm dần trong nhiều năm” - ông Long nói.
Ông Long cũng cho biết Ban quản lý phố cổ sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án và tham vấn ý kiến chuyên gia, lấy ý kiến người dân.
Về việc đoạn lát đá tự nhiên phố Tạ Hiện thường bị trơn trượt, làm nhiều người ngã xe, ông Long giải thích: “Đá mà chúng tôi sử dụng ở phố Tạ Hiện không phải là đá mặt bóng. Nhưng do phố Tạ Hiện có nhiều cửa hàng ăn, dầu mỡ chảy ra đường bám vào đá, làm đường bị trơn trượt. Hệ thống cống ở đây dễ bị tắc, ngập mà lại có dầu mỡ cũng làm cho mặt đường trơn trượt”.
Tham dự buổi họp báo, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng việc cải tạo, nâng cấp phố cổ là bình thường. Nhưng hiện nay chưa phải là thời điểm thích hợp để lát đá mặt đường hàng loạt tuyến phố. Bởi trong di tích phố cổ hiện còn nhiều việc cần phải ưu tiên làm trước như chỉnh trang phố thị, cách làm apphich của từng hộ gia đình cho phù hợp không gian...
“Vừa rồi Hà Nội đã phủ nhựa mới nhiều tuyến đường trong khu phố cổ, nên việc phá đi, lát đá tự nhiên ngay tại thời điểm này sẽ lãng phí. Vì vậy, đề xuất này cần phải được nghiên cứu thêm” - ông Hoàng Đạo Kính nêu quan điểm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.