Sống xanh » Giao thông xanh
Đề xuất lát đá 11 tuyến phố cổ Hà Nội: Cần thận trọng để hài hòa lợi ích xã hội và cuộc sống người dân (Bài 3)
(08:44:20 AM 16/08/2015)>>Đề xuất lát đá 11 tuyến phố cổ Hà Nội: Cần thận trọng để hài hòa lợi ích xã hội và cuộc sống người dân
>>Đề xuất lát đá 11 tuyến phố cổ Hà Nội: Cần thận trọng để hài hòa lợi ích xã hội và cuộc sống người dân (bài 2)
Trước việc dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hoa - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định: Quận tiếp tục lắng nghe ý kiến của các đơn vị liên quan, các chuyên gia và nhân dân để làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp.
Phương án cải tạo nằm trong đồ án thiết kế đô thị
Theo ông Phạm Tuấn Long - Phó trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội, phương án cải tạo mặt đường các tuyến phố đi bộ nằm trong khu phố cổ, cụ thể là đề xuất lát đá 11 tuyến phố cổ, được quận Hoàn Kiếm triển khai nghiên cứu, là phương án gắn với hai đồ án thiết kế đô thị khu vực này. Đồ án thiết kế đô thị thứ nhất, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy (các tuyến phố này đã triển khai thành tuyến phố đi bộ từ năm 2004). Đồ án thiết kế thứ hai, Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Hàng Giầy (trong đó một phần phố Tạ Hiện đã triển khai lát đá, chỉnh trang mặt đứng từ năm 2011).
Hiện, việc nghiên cứu giải pháp chỉnh trang đô thị bảo tồn kiến trúc, không gian cảnh quan phố cổ đang được Ban quản lý phố cổ (trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm) nghiên cứu. Ví dụ, 5 tuyến phố thứ nhất, Ban quản lý phố cổ phối hợp cùng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia nghiên cứu. 6 tuyến phố thứ hai, Ban quản lý phố cổ phối hợp cùng Viện kiến trúc Quốc gia nghiên cứu mặt đứng, không gian đường phố (gồm trang thiết bị đô thị, nghiên cứu cải tạo mặt đường). Hiện, quận đang lập phương án nghiên cứu, tham vấn các chuyên gia, tham vấn người dân trong khu vực để có giải pháp kỹ thuật phù hợp. Khi có đầy đủ cơ sở lập hồ sơ, quận sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để quyết định.
Lắng nghe ý kiến đóng góp để điều chỉnh hợp lý
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa cho biết thêm: Qua 6 năm triển khai tuyến phố đi bộ Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân và sau 1 năm triển khai tại 6 tuyến phố ở khu bảo tồn cấp I Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ đã đạt hiệu quả nhất định, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách. Vì vậy, quận đề xuất thành phố ý tưởng lát đá dưới lòng đường ở tuyến phố đi bộ, vừa phục vụ việc đi bộ, vừa phục vụ các phương tiện giao thông khác. Đoạn phố thí điểm lát đá Tạ Hiện nhỏ hẹp ít phương tiện tham gia giao thông nhưng khi mở rộng sang 11 tuyến phố thì lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều. Vì vậy, thành phố cũng thận trọng, giao cho các sở, ngành nghiên cứu vấn đề này.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hoa: Đây là giai đoạn tiền khả thi, quận Hoàn Kiếm chưa triển khai thực hiện. Việc đưa ý tưởng này cũng là tranh thủ ý kiến nhân dân, ý kiến của các giới, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý. Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, cả đồng thuận và không đồng thuận. Qua tập hợp ý kiến, quận sẽ nghiêm túc đánh giá, phân tích, dựa trên cả cơ sở khoa học và thực tiễn, lắng nghe ý kiến người dân để có giải pháp chính thức, hạn chế được bất cập và phát huy mặt tích cực, phục vụ cho cả mục đích trước mắt và lâu dài. Đây là cách làm thận trọng và cần thiết.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Đề xuất lát đá 11 tuyến phố cổ Hà Nội: Cần thận trọng để hài hòa lợi ích xã hội và cuộc sống người dân (Bài 3)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.