»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:56:11 AM (GMT+7)

Cán bộ phường Bửu Hòa bị tố san lấp, lấn chiếm sông Đồng Nai

(15:01:06 PM 19/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Người dân sống trong hẻm 307 đường Nguyễn Tri Phương, phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai phản ảnh ông Đông – một cán bộ của phường Bửu Hòa có hành động lấp đất, lấn chiếm mặt sông Đồng Nai để làm đường đi hoặc mục đích khác.

Dù đã có trình báo lên chính quyền UBND phường Bửu Hòa nhưng đến nay sự việc dường như bị chìm vào quên lãng, vẫn chưa thấy UBND phường có động thái gì trong việc kiểm tra xử lý. Còn ông Đông vẫn ngang nhiên và tiếp tục lấn chiếm mặt sông của mình hàng ngày.

 

[-]Bề[-]mặt[-]sông[-]bị[-]ông[-]Đông[-]cho[-]đổ[-]bê[-]tông[-]và[-]đất[-]đá[-]lấn[-]chiếm)

Mặt sông bị lấn chiếm có thể đứng từ cầu Ghềnh nhìn qua
 
Tìm hiểu thực tế  thì có việc việc ông Đông, sống tại số nhà K3/277C đang tiến hành việc lấp sông, lấn chiếm mặt sông Đồng Nai. Theo quan sát của chúng tôi, tại nơi ông Đông tiến hành lấp sông lấn chiếm, với bề ngang lấn chiếm khoảng 3,5m, chiều dài chạy dọc theo mé sông chưa có dấu hiệu dừng lại. Chưa rõ ông Đông cho tiến hành lấp sông lấn chiếm mặt sông để làm đường đi hay có mục đích gì khác. Nhưng chắc chắn, hành vi của ông Đông đã trái luật. Việc lấn chiếm mặt sông ra 3,5m này rất có thể sẽ làm hạn chế dòng chảy của dòng sông.
 
Để phục vụ nhu cầu của mình, những hộ dân như ông Đông không ngần ngại cho đất của mình “nở” ra. Và với người dân trong hẻm 307 đường Nguyễn Tri Phương lại càng bức xúc hơn khi ông Đông lại là một cán bộ của UBND phường Bửu Hòa.Và dù đã được trình báo hơn 1 tuần nay nhưng vẫn chưa thấy phường Bửu Hòa có động thái kiểm tra xử lý dù rằng nơi ông Đông san lấp chỉ cách UBND phường Bửu Hòa 1 đoạn đường ngắn vài trăm mét. Một số nguồn tin cho biết, ông Đông luôn cho rằng bản thân mình là cán bộ phường, có mối quan hệ với phó chủ tịch phường Bửu Hòa cũng như một số cán bộ trong UBND TP. Biên Hòa nên ông không ngần ngại việc có bị tố cáo phản ánh lên chính quyền hay không ?.
 
Hiện tại theo phản ánh, ông Đông và gia đình dường như chỉ cho san lấp, lấn chiếm sông vào ban đêm, vì vậy diện tích lấn chiếm cứ “nở” dần ra sau mỗi đêm. Việc lấn chiếm này diễn ra có quy mô vì ông Đông cho xây bờ kè bằng bê tông chắc chắn, cho lấp đất, đổ đá bi trên bề mặt lấn chiếm. Nếu đứng từ cầu Ghềnh nhìn qua, có thể thấy được “công trình” lấn chiếm này.
 
[-]Bề[-]mặt[-]sông[-]bị[-]ông[-]Đông[-]cho[-]đổ[-]bê[-]tông[-]và[-]đất[-]đá[-]lấn[-]chiếm)
 
[-]Bề[-]mặt[-]sông[-]bị[-]ông[-]Đông[-]cho[-]đổ[-]bê[-]tông[-]và[-]đất[-]đá[-]lấn[-]chiếm)
 
[-]Bề[-]mặt[-]sông[-]bị[-]ông[-]Đông[-]cho[-]đổ[-]bê[-]tông[-]và[-]đất[-]đá[-]lấn[-]chiếm)
Trong suốt thời gian qua các cơ quan Báo chí đã liên tục phản ánh về thực trạng sông Đồng Nai bị lấn chiếm nhiều năm nay luôn là vấn đề nhức nhối.  Việc dòng sông bị xâm hại nghiêm trọng do các doanh nghiệp hay các hộ dân sống 2 bên bờ tìm cách san lấp để lấn chiếm, nhằm mục đích tăng diện tích đất của mình lên vẫn chỉ được chính quyền nơi xảy ra sự việc có hoặc không giải quyết. Nhưng đa số với những hộ dân, nếu không được trình báo thì việc lấn chiếm thường diễn ra trót lọt. (Ảnh: Bề mặt sông bị ông Đông cho đổ bê tông và đất đá lấn chiếm)
Việc sông Đồng Nai bị doanh nghiệp hoặc hộ dân san lấp, lấn chiếm làm dự án luôn “nóng” trên địa bàn TP. Biên Hòa. Tuy rằng, vấn đề luôn được báo chí vào cuộc phản ánh nhưng vẫn còn đó một số trường hợp bị kiểm tra xử lý chỉ rất ít.  Đa số khi nhắc đến vấn đề này, người dân đều bức xúc bởi nếu nhà nước đầu tư xây dựng công trình bờ kè, chống xói mòn, sạt lở thì người dân rất hoan nghênh. Đằng này ai có như cầu mở rộng đất đai là cứ vô tư lấn chiếm. Các công trình lấn sông này dù với hình thức gì cũng đều hạn chế dòng chảy. Dòng sông bị “teo” lại. Thế nhưng dù đã trình báo nhưng chính quyền dường như không để ý tới.
 
Hiện nay khi mùa mưa đang về, lượng mưa lớn, kéo dài, nếu không thoát nước kịp rất dễ xảy ra ngập úng ở khu vực. Việc làm này rất nghiêm trọng khi sông Đồng Nai là một trong những dòng thoát lũ, chống ngập úng chính của TP Biên Hòa.
(Theo TC NH&ĐS)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cán bộ phường Bửu Hòa bị tố san lấp, lấn chiếm sông Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI