Thứ hai, 25/11/2024, 22:15:59 PM (GMT+7)

Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam: Cười cái gì?

(18:48:37 PM 10/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Mỗi khi sếp nói sẽ viếng thăm gia đình, điều đầu tiên là anh bảo vợ hoặc trực tiếp anh vào lau dọn sạch sẽ nhất có thể tất cả các phòng vệ sinh.

Sáng ngày 8/11, tại Bình Dương, đại diện Bộ Nội vụ đã phối hợp với ban vận động thành lập hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam công bố Quyết định thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam.

Thông tin thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam ngay lập tức được cộng đồng mạng quan tâm do tên gọi khá lạ.
 
Một trong những hoạt động chính của Hiệp hội này là tuyên truyền nâng cao ý thức xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, phổ biến và áp dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, duy trì, bảo dưỡng nhà vệ sinh... Nhưng người ta vẫn cười vì cái tên của Hiệp hội.
 
Hiệp[-]hội[-]Nhà[-]vệ[-]sinh[-]Việt[-]Nam:[-]Cười[-]cái[-]gì?
Một bức ảnh "chế" về sự ra đời của Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn Facebook
 
Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội cho biết ngay từ khi vận động thành lập hiệp hội đã cân nhắc, nhưng họ vẫn quyết định chọn tên Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam để nêu đúng bản chất vấn đề.
 
Theo điều lệ được Bộ Nội vụ phê duyệt, Hiệp hội này là tổ chức xã hội nghề nghiệp, bao gồm các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực môi trường, sản xuất, chế tạo nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh, cải tạo và nâng cao chất lượng nhà vệ sinh. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên - môi trường và các bộ, ngành có liên quan.
 
Với sự ra đời hiệp hội này, những người sáng lập mong muốn tạo ra "cuộc cách mạng" cải thiện chất lượng nhà vệ sinh Việt Nam thông qua các hoạt động xây dựng nhà vệ sinh miễn phí, nghiên cứu và sản xuất các thiết bị vệ sinh thông minh, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về nhà vệ sinh…
 
Và điều quan trong nữa Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam hoạt động hoàn toàn dựa trên nguồn kinh phí xã hội hóa chứ không sử dụng vốn ngân sách.
 
Ngay sau khi báo chí đưa tin về sự ra đời của hiệp hội, trên nhiều diễn đàn mạng đã xuất hiện nhiều ý kiến về tên gọi của hiệp hội. Có người mang tên gọi đó ra châm biếm, giễu cợt, nhưng nhìn chung chủ yếu là những ý kiến bình phẩm mang tính hải hước, giải trí, vui vẻ. Có người còn chế ảnh hài hước như tờ báo Nhà vệ sinh, hay Thời báo Toilet - cơ quan ngôn luận của...
 
Nhưng hãy nhìn thực tế, nhà vệ sinh thực sự là một trong những vấn đề xã hội nhức nhối hàng dầu nước ta. Nó gắn liền với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ý thức mỗi người và chất lượng cuộc sống. Cũng giống như chuyện dân số kế hoạch hóa gia đình, đó là chuyện trong phòng ngủ mỗi nhà nhưng là chuyện chung của đất nước và cả nhân loại. Nhà vệ sinh bệnh viện, nhà vệ sinh trường học, nhà vệ sinh công cộng trên các tuyến phố, nhà vệ sinh ở các nhà ga, bến xe, nhà vệ sinh trên tàu hỏa... đang là bài toán dai dẳng mà nhiều năm nay xã hội chưa giải hết. Hôi thối, bẩn thỉu, mất mỹ quan, dịch bệnh... cũng bắt người một phần từ đây.
 
Nóng nhất, cách đây vài ngày trong phiên họp Quốc hội đang diễn ra, người đứng đầu Bộ Y tế nói một câu ấn tượng: “Bệnh viện nào nhà vệ sinh bẩn là giám đốc đó ở bẩn”. Điều này cho thấy nhà vệ sinh bệnh viện nói chung vẫn đang là vấn đề nóng và khá nan giải. Đầu tiên là từ thiết kế, theo một khảo sát của Nhật vào năm 2016, hầu hết bệnh viện cũ tại Việt Nam có thiết kế chưa phù hợp, thiếu khoa học và thiếu chất lượng về vật liệu xây dựng. Rồi tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên khiến nhà vệ sinh thêm quá tải, ùn ứ, bẩn thỉu.
 
Đấy là bệnh viện, còn trường học, rất rất nhiều học sinh không dám đi vệ sinh ở trường vì sợ “con ma bồn cầu”. Rất nhiều trường học nhà vệ sinh không đảm bảo, mùi khai, mùi hôi thối nồng nặc... khiến các cháu bé phải nhịn tiểu cả buổi học đợi về nhà giải quyết. Căng thẳng, bệnh tật... gây ra cho các mầm non đất nước từ chính cái nhà vệ sinh.
 
Nhưng ai từng sử dụng nhà vệ sinh chung, nhà vệ sinh công cộng rồi mới biết, thứ kinh khủng nhất trong các nhà vệ sinh chính là... ý thức. Khó có thể tưởng tượng ra sự dơ dáy, bẩn thỉu mà người ta gây ra ở cái không gian riêng tư nhất này. Đại tiểu tiện bừa bãi ra ngoài, dẫm cả chân, vết giày lên mặt bồn, giải quyết xong không xả nước... Đến nhà vệ sinh công cộng nào ở Việt Nam cũng có thể bắt gặp điều đó.
 
Tôi có một người bạn làm trợ lý cho một ông giám đốc người Nhật Bản. Họ khá thân thiết, khi ở Việt Nam đi đâu cũng có nhau. Mỗi khi sếp nói sẽ viếng thăm gia đình, bạn tôi kể, để đón sếp điều đầu tiên là bảo vợ hoặc trực tiếp anh vào lau dọn sạch sẽ nhất có thể tất cả các phòng vệ sinh trong nhà. Người Nhật tinh tế và thực dụng, những gian phòng khác có thể "giả tạo" được với họ, nhưng nhà vệ sinh thì không thể nếu anh không thực sự sạch sẽ, hoặc anh... không biết "đối phó".
 
Vì thế, khi đọc tin thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam, không biết người ta cười cái gì. Thay vào đó hãy chạy thẳng vào phòng vệ sinh nhà mình xem nó sạch hay chưa?
Thảo Nhi (TT&VH)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam: Cười cái gì?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI