Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn
(08:14:26 AM 02/06/2012)
![]() |
Ấn vàng hình rồng 5 móng Hoàng Đế tôn Thân chi bửu của triều Nguyễn (ảnh: IE). |
Tháng 3 năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) lập xong ngôi Hoàng thái tử, vua Gia Long ra chỉ dụ về việc chế mũ áo và đồ lỗ bộ cho Hoàng thái tử.
Đại triều: Mũ có 7 con rồng trang sức bằng vàng và hạt châu, áo long bào cổ viền, màu đại hồng, xiêm y, đai vàng, hia và bít tất đủ bộ. Tất cả đều thêu rồng 5 móng.
Thường triều: Mũ dùng kiểu xuân thu, trang sức bằng vàng và hạt châu. Áo dùng áo tràng vạt cổ trắng màu sắc: nâu, xanh, lam, đen... tuỳ dùng. Bổ tử thêu rồng 5 móng nền vàng. Các thứ trang dụng khác của Hoàng thái tử thì số lượng, kích thước, hình dáng, màu sắc đều có quy định riêng biệt, tất cả đều khảm chạm rồng 5 móng.
Trang phục của chư hầu, hoàng thân, hoàng tử, hoàng tôn đều thêu rồng 4 móng. Khi triều phục của hoàng thái tử đã được quy định, vua Gia Long bèn ban chỉ dụ cho triều thần: Tất cả gấm, vóc, the, lụa... của nhà Thanh có thêu rồng 4 móng đã ban cho nhà vua đang cất chứa trong kho thì đưa ra ban cấp cho hoàng thân, hoàng tử, hoàng tôn và ban cho vua Vạn Tường (Chân Lạp) may triều phục. (Đại Nam thực lục chính biên, trang 921 tập 1 NXB Giáo dục 2002).
Ý kiến bạn đọc về: Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn
-
lê bìnhlb (18:25:15 PM 02/06/2012) Đã sai rồi
Tác giả bài viết này đã mắc một sai lầm cơ bản khi hiểu và viết rằng : " rồng VN" có 5 móng khác với" rồng T.Q" chỉ có 4 móng! Đúng ra "rồng VN" và cả "rồng T.Q" ĐỀU CÓ 5 MÓNG như nhau. Chỉ có điều các hoàng đế Trung hoa quy định rằng: Rồng trong hoàng thành và trên các vật dụng của cá nhân "thiên tử" mới được thể hiện hình ảnh có đủ 5 móng.Còn ở các bậc thấp hơn như từ vương hầu trở xuống chỉ được dùng hình ảnh rồng có 4 móng mà thôi.Chính bởi quy định này mà "...Tất cả gấm, vóc, the, lụa... của nhà Thanh có thêu rồng " để "ban" cho vua Nguyễn đều thêu hình rồng 4 móng như tác giả đã biết và đã viết tại bài này ! (Trong lịch sử , vì nhiều lý do, các hoàng đế Trung hoa luôn coi các vua VN là chư hầu nên các vua của chúng ta chỉ được phong tước "vương" là cao nhất dù cho trong nội bộ các vị ấy có thể xưng “đế” tùy ý). Việc vua Gia long muốn dùng biểu tượng rồng 5 ngón cho mình và cho phép các quý tộc khác chỉ được dùng biểu tượng rồng 4 ngón hoặc vua Gia long mang những đồ có hình ảnh rồng 4 ngón để "ban" cho vua Vạn tường (Chân lạp) thì thật ra cũng chỉ là lặp lại những gì mà nhà Thanh đã làm thôi( Vua VN cũng coi các vua Chân lạp, Chiêm thành . Vạn tương như …chư hầu (!) ) Lịch sử có những điều ta không muốn , không thích hay thậm chí làm ta buồn nhưng bạn ơi "lịch sử phải luôn là lịch sử " .Ta phải tôn trọng sự thật khách quan mà không nên viết khác!
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.
.jpg)