»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:55:23 AM (GMT+7)

Chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là một hoạt động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc

(10:17:07 AM 08/03/2020)
(Tin Môi Trường) - Đây là ý kiến của TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về Chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” nhân dịp Kỷ niêm 10 năm Sự kiện.

 Chương[-]trình[-]“Bảo[-]tồn[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam”[-]là[-]một[-]hoạt[-]động[-]có[-]ý[-]nghĩa[-]xã[-]hội[-]và[-]nhân[-]văn[-]sâu[-]sắc

Theo TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thì Chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là một hoạt động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc -Ảnh: VACNE
 
Hội Bảo về Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tập hợp đông đảo các tổ chức, công dân Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm và tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước.
 
Trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức, Hội đã triển khai rất nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả được các cơ quan có thẩm quyền và xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Hội là đối tác tin cậy của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
 
Chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là một hoạt động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc nhằm công nhận và vinh danh các cá nhân, các cộng đồng đã tôn tạo, giữ gìn và bảo về những cây cổ thụ, quý hiếm gắn với quá trình hình thành và phát triển các cộng đồng dân cư, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của của các cộng đồng dân cư tại nhiều địa phương trong cả nước. Trong hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” đã có hơn 4.000 cây cổ thụ được công nhận, vinh danh tại 53 tỉnh, thành phố trong cả nước. Do hoạt động gắn bó với cộng đồng, vì cộng đồng nên đã huy động được các nguồn lực từ xã hội để bảo vệ các cây cổ thụ. Không chỉ các cộng đồng dân cư mà các cấp chính quyền đều rất ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để Chương trình triển khai có hiệu quả.
 
Cho đến nay tuy chưa có nghiên cứu, đánh giá nào chính thức về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mà Chương trình đem lại nhưng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có một niềm tin sâu sắc rằng hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mà Chương trình đem lại là vô cùng to lớn.
 
Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá cao hoạt động hiệu quả về nhiều mặt của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Xin chúc mừng thành công của Chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” và hy vọng Chương trình sẽ được tiếp tục triển khai với những thành công tốt đẹp hơn nữa.
TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là một hoạt động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI