»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:04:29 PM (GMT+7)

Vì sao động cơ thứ 2 không thể cứu trực thăng Mi-171 thoát nạn?

(11:14:10 AM 12/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Máy bay thường có hai động cơ. Nếu một động cơ bị hỏng, giảm công suất đột ngột thì động cơ còn lại sẽ phải bù công suất.

Máy bay thường có hai động cơ. Nếu một động cơ bị hỏng, giảm công suất đột ngột thì động cơ còn lại sẽ phải bù công suất. Trong trường hợp của trực thăng Mi-171 gặp tai nạn tại Hòa Lạc nhiều người thắc mắc rằng vì sao động cơ thứ 2 không thể cứu Mi -171 thoát nạn?



Máy bay, bay chưa đủ độ cao nên không nhảy dù được.


Lý giải vấn đề này, thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam phân tích: "Máy bay Mi-171 gặp nạn ở Hòa Lạc là do gặp sự cố, máy bay thường có hai động cơ. Nếu một động cơ bị hỏng, giảm công suất đột ngột thì động cơ còn lại sẽ phải bù công suất. Tuy nhiên, trường hợp máy bay Mi-171, do máy bay vừa cất cánh nên chưa đủ độ cao và không đủ thời gian cho động cơ thứ hai bù công suất cho động cơ trục trặc".


Bên cạnh đó, máy bay gặp sự cố do động cơ tụt công suất đột ngột. Để khắc phục tình trạng trên thì phải theo nguyên tắc, việc bù công suất chỉ thực sự có hiệu quả khi có thời gian và độ cao nhất định”, thiếu tướng Cách nói.


Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn thiếu tướng Cách đánh giá: “Nếu phi công cho hạ cánh ngay khi gặp sự cố có thể máy bay vẫn an toàn nhưng vì vị trí máy bay lúc đó ở giữa khu chợ, có đông dân cư, nếu cho hạ cánh sẽ gây ra thiệt hại cho nhiều người dân”.


Phân tích về vấn đề trên thiếu tướng Cách nói: "Phi công và tổ lái đã cố gắng đưa máy bay lên cao để tránh xa khu vực đông dân. Khi đến khu đất trống, ít thiệt hại cho người dân thì máy bay lại không đủ điều kiện để hạ cánh nên đã rơi và dẫn đến tai nạn khiến nhiều chiến sĩ hy sinh”.
Máy bay, bay chưa đủ độ cao nên không nhảy dù được.


Trước đó, trung tướng Võ Văn Tuấn – Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho biết, trước khi rơi, máy bay Mi-171 mới cất cánh được ít phút và đang trong quá trình vòng lượn để lấy độ cao.


Do độ cao chưa đủ nên các chiến sĩ không thể bật dù để thoát hiểm. "Chưa đủ độ cao thì không nhảy dù được. Không phải cứ có dù thích nhảy lúc nào cũng được", Trung tướng Tuấn lý giải.

(Theo Kiến thức)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao động cơ thứ 2 không thể cứu trực thăng Mi-171 thoát nạn?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI