Vì sao con người mọc sừng?
(21:21:26 PM 05/08/2011)
Khi người ta nói “bị cắm sừng”, hoặc “mọc sừng” thường là theo nghĩa bóng, có nghĩa là bị người bạn đời phản bội. Chuyện “bị cắm sừng”, trên thế giới này là con số hàng triệu. Nhưng đó chỉ là những chiếc sừng theo nghĩa bóng. Nhiều loài động vật có sừng như trâu bò, hươu nai, tê giác… và chiếc sừng là công cụ để chống lại kẻ thù.
Cụ Trương Thụy Phương (thôn Lâm Lầu, huyện Lỗ Sơn, thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), hiện 102 tuổi, nổi tiếng với chiếc sừng trên trán. |
Ngược về lịch sử xa xưa, hai nhân vật nổi tiếng mọc sừng được nhắc đến nhiều là Alexander Đại Đế (Hy Lạp) và Moss – lãnh tụ Do Thái. Không rõ thực hư thế nào, họ có sừng thật, hay lắp sừng giả để tạo uy phong, vì không có gì để kiểm chứng.
Vào thế kỷ 16, sách vở, tài liệu chính thống nhắc nhiều đến một người đàn ông có sừng nhô ra từ trán, giống hệt sừng tê giác. Người đàn ông này đã được bác sĩ Fabricius Hildanus, người Đức, phẫu thuật thành công chiếc sừng. Vị bác sĩ này miêu tả rất kỹ về nhân vật đó và chiếc sừng lạ. Ông còn vẽ lại nhân vật và chiếc sừng để đời sau nghiên cứu.
Thế kỷ 17, nhà tự nhiên học Bartholinus, thuộc Viện giải phẫu sinh lý người của Hà Lan, đã công bố công trình nghiên cứu về những người mọc sừng nổi tiếng. Ông ghi chép, miêu tả nhiều nhân vật mọc sừng như tê giác, bò tót. Ông còn nhắc đến một cụ bà, đã cắt chiếc sừng quý dài 30cm của mình để dâng tặng nhà vua.
Câu chuyện về người mọc sừng của vị bác sĩ người Đức và nhà tự nhiên học người Hà Lan là cảm hứng cho hàng trăm tiểu thuyết rùng rợn và sau này là những bộ phim kinh dị nổi tiếng.
Có thời kỳ, ở châu Âu còn lên cơn sốt… sưu tập sừng người. Chỉ những người giàu có mới đủ tiền mua những chiếc sừng đã được phẫu thuật. Hiện Bảo tàng Luân Đôn vẫn còn trưng bày một chiếc sừng người dài 27cm, chu vi 7cm.
Người mọc sừng nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là lão nông người Trung Quốc tên là Wang. Ông này có chiếc sừng nhọn, dài tới 35cm, nhô lên từ đỉnh đầu, trông chẳng khác gì sừng… tê giác.
Hàng loạt ông chủ của các show diễn giật gân ở Mỹ và châu Âu đã săn tìm Wang để đưa về nhóm biểu diễn của mình. Các ông chủ treo giải thưởng lớn nếu ai thuyết phục được Wang tham gia biểu diễn. Tuy nhiên, người đàn ông này bỗng mất tích, không bao giờ xuất hiện trở lại. Không biết ông ta ẩn cư ở đâu, hay bị các nhà sưu tầm bắt cóc để cưa mất sừng?
Có một điểm chung nhất là sừng chỉ mọc trên những người lớn hoặc già, chứ không thấy xuất hiện trên trẻ em. Nhiều nhà khoa học, bác sĩ đã nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng mọc sừng, song vẫn chưa có được lời giải thích thỏa đáng.
Phần nhiều ý kiến cho rằng, hiện tượng mọc sừng là do u xương lành tính. Một số ý kiến khác cho đây là biến thể của loại bệnh cornu cutaneum (thừa màng da).
Những bác sĩ trong ngành da liễu cho rằng, sừng là biến đổi bệnh lý tiền ung thư. 10% các ca sừng có khả năng ung thư. Chuyện phơi nắng nhiều, hấp thu quá nhiều các tia tử ngoại cũng có khả năng tạo sừng.
Tiến sĩ Madhusudan, bác sĩ tại một bệnh viện ở Narasimharajapura cho rằng nguyên nhân mọc sừng có thể là do tích mỡ dưới da. Các nhà khoa học coi hiện tượng này là hiện tượng kỳ lạ của khoa học và họ vẫn đang nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.