»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:08:13 AM (GMT+7)

Trái đất có 15 ngày chìm trong bóng tối, có thể chỉ là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực

(12:08:27 PM 01/11/2016)
(Tin Môi Trường) - TS. Vũ Thế Khanh cho rằng, đó có thể là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực chứ không thể có chuyện Trái đất chìm trong bóng tối như các lý giải trên.

Trái[-]đất[-]có[-]15[-]ngày[-]chìm[-]trong[-]bóng[-]tối[-]chỉ[-]là[-]hiện[-]tượng[-]nguyệt[-]thực,[-]nhật[-]thực[-]

Có thể là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực chứ không thể có chuyện Trái đất chìm trong bóng tối -  Ảnh minh họa.

 
Mấy ngày qua, một số phương tiện truyền thông dẫn cảnh báo lời NASA, trái đất sẽ chìm vào bóng tối từ ngày 15 đến 29/11/2016. Thông tin này khiến nhiều người hoang mang, lo ngại hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
 
Cụ thể, báo điện tử Izvestiya viết, điều này được tiết lộ từ báo cáo của người đứng đầu NASA là Charles Bolden. Hiện tượng được cho là xảy ra do tác động lực hút giữa sao Kim và sao Mộc.
 
Trạm vũ trụ Nga sẽ xuất hiện trên sao Kim trong 10 năm nữa vượt sao Mộc từ phía tây nam Sao Kim sẽ tỏa sáng gấp mười lần thông thường dẫn tới sự nóng lên của khí gas trên sao Mộc, thải ra lượng lớn khí hydro vào không gian.
 
Các chất tiếp xúc với Mặt trời sẽ gây những vụ nổ trên bề mặt, làm tăng nhiệt độ lên đến 9 nghìn độ C. Phản ứng dẫn đến thực tế Mặt trời có màu xanh nhạt. Trạng thái này sẽ diễn ra khoảng hai tuần.
 
Tuy nhiên, cổng thông tin Hngn.com cũng tham khảo NASA đã phủ nhận hiện tượng thiên văn Trái đất rơi vào bóng tối. Cơ quan này đảm bảo rằng hành tinh chúng ta không chờ đợi bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoại trừ khả năng nhiệt độ tăng nhẹ vào lúc diễn ra sự kiện.
 
Trước thông tin trên, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn- Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho rằng, thời gian qua, có nhiều trang tin dẫn thông tin thất thiệt về các hiện tượng tự nhiên bất thường gây hoang mang dư luận. Phần lớn các trang này đưa tin theo kiểu câu view.
 
“Qua thông tin mà tôi đã tiếp cận từ truyền thông, tôi có thể khẳng định 100% không có bất cứ thông tin nào như vậy hay thậm chí chỉ là... có thể dẫn tới hiểu nhầm gần như vậy. Nói cách khác đây là bịa đặt 100%, kể cả những chuyển động của Sao Kim và Sao Mộc được họ đưa vào”.
 
TS. Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho rằng, đó có thể là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực chứ không thể có chuyện Trái đất chìm trong bóng tối như cách lý giải trên. Đó là cách đưa tin thổi phồng, không đúng sự thật.
 
“Thông tin này lan truyền trên mạng tương tự giống trường hợp năm 2011, khi những ngày chìm trong bóng tối khi đó được cho là do sao chổi Elenin gây ra”, TS.Khanh nhận định.
 
Theo tìm hiểu, trước đó, năm 2014, trên truyền thông cũng đăng tải thông tin NASA dự đoán rằng bão mặt trời sẽ bao phủ Trái Đất trong bóng tối.
 
Tuy nhiên, thời điểm đó, trang web của Đài Quan sát Trái Đất thuộc NASA đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này và nhấn mạnh: "Trái với những gì mà bạn từng đọc hay từng nghe thấy, NASA không đưa ra bất kỳ phát ngôn nào về việc Trái Đất sẽ chìm trong bóng tối từ 3-6 ngày trong tháng 12 do bão mặt trời. Tất cả các tin đồn đều sai sự thật".
 
Trước đó, năm 2012 cũng đồn thổi một kịch bản ngày tận thế từng cho rằng hành tinh có tên Nibiru sẽ lao trúng Trái Đất ngày 21/12.
T. H
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trái đất có 15 ngày chìm trong bóng tối, có thể chỉ là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI