Thuận Kiều Plaza đập bỏ và đổi chủ
(13:16:08 PM 28/10/2015)
Hiện các đơn vị thuê mặt bằng và cư dân sống trong tòa nhà đã dọn đi gần hết - Ảnh: D.Đ.M
Công ty An Đông mua lại “xác” dự án này từ chủ đầu tư cũ là liên doanh (Công ty Kings Harmony Int’LTD (Hồng Kông) và Tổng công ty địa ốc Sài Gòn, với giá trị hơn 600 tỉ đồng và sẽ đập bỏ để xây mới hoàn toàn.
Dự án bị “ma ám”
Gần 20 năm trước, khi dự án Thuận Kiều Plaza hoàn thành được xem là tòa nhà hiện đại, cao nhất tại TP.HCM. Đây cũng là một trong những tòa cao ốc đầu tiên cung cấp loại căn hộ cao cấp cho thị trường VN. Vào những năm 1990 dự án bắt đầu rao bán căn hộ với giá hơn 40.000 USD một căn. Nằm ở vị trí đắc địa, ngay trung tâm của Q.5 với lượng người Hoa ở đông đúc, khi hoàn thành dự án này được kỳ vọng sẽ là nơi an cư và kinh doanh sầm uất của người Hoa như khu Chợ Lớn.
Tuy nhiên, cũng chỉ hoạt động được ít lâu những cư dân mua nhà tại tòa nhà này lần lượt bán nhà bỏ đi. Những đơn vị thuê mặt bằng kinh doanh tại đây cũng không bám trụ được bao lâu. Nguyên tòa nhà lớn, sừng sững giữa trung tâm Q.5 gần như bỏ hoang 2 thập niên, gây ra bao lãng phí, nuối tiếc. Nguyên nhân được đồn thổi là tòa nhà này phong thủy không tốt, bị “ma ám” nên kinh doanh ế ẩm và ở thì gặp xui xẻo.
Xung quanh dự án này nhuốm màu ma mị và rất nhiều lời đồn đoán bí ẩn về tấm bùa Lỗ Ban. Một trong những lời đồn đoán khác cho rằng, khi xây dựng dự án giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng đã xảy ra mâu thuẫn. Chính vì vậy, nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban để ếm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại... Cũng có tin đồn rằng, chủ đầu tư là Công ty Kings Harmony International Ltd đã xây dựng dự án này để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn không bị thoát ra ngoài. Nhưng do thiết kế, nhìn từ xa tòa nhà này giống 3 cây nhang. Chính vì vậy, dự án này khi xây dựng lên rất ít khách hàng dám mua để ở.
Lại có tin đồn rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm. Không những vậy, con đường Đỗ Ngọc Thạnh đâm ngang chính giữa dự án không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm. Con đường này cũng cắt đứt “long mạch” của dự án, làm chủ đầu tư lụn bại. Những người sống và làm việc trong tòa nhà cũng thường xuyên thấy ma hoặc bị ma ám. Dù chỉ là những lời đồn đoán nhưng nó đã ám ảnh dự án suốt gần 20 năm qua.
Thuận Kiều Plaza nhìn từ xa - Ảnh: D.Đ.M
Đổi chủ để đổi vận
Ngày 27.10, có mặt tại dự án này chúng tôi thấy các cửa hàng kinh doanh đã dọn đi. Hai tòa tháp A, B đều không có người ở, tháp C có hơn chục căn hộ có khách ngụ cư cũng đang “lục đục” dọn đi. Tòa nhà được bố trí rất nhiều bảo vệ, canh gác ngày đêm chặt chẽ để không cho những người tò mò, hiếu kỳ vào xem... ma. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi có được, hiện dự án đã được Công ty An Đông, thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại. Đây là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực bất động sản, với vốn điều lệ 12.800 tỉ đồng.
Theo một nguồn tin từ Sở Xây dựng, hiện các thủ tục chuyển nhượng dự án về tay An Đông đã hoàn tất. UBND TP cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép công ty này nộp tiền sử dụng đất để có thể được sở hữu toàn bộ dự án. Trong văn bản này, UBND TP cho rằng dự án tồn tại đã lâu, nếu phải nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường như quy định hiện nay thì chủ đầu tư và người mua căn hộ không thể thực hiện được, dẫn đến bế tắc trong việc cấp giấy cũng như việc giao dịch. Vì thế, UBND TP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Công ty An Đông nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước theo giá đất tương ứng với mục đích sử dụng quy định tại bảng giá đất do UBND TP quy định và công bố tại thời điểm nhận chuyển nhượng. Dự án này đã được Công ty An Đông thương lượng mua lại từ thời điểm năm 2009.
Ngoài việc chờ các quyết định từ cơ quan chức năng, hiện chủ đầu tư cũng đang thiết kế, quy hoạch lại dự án này và đang trình các cơ quan chức năng xem xét.
Ông Đinh Duy Trinh, Giám đốc điều hành Công ty bất động sản Banviet Land, đánh giá khu đất nằm ở vị trí “vàng” đẹp nhất khu vực quận 5, 6 khi nằm ngay mặt tiền đường Hồng Bàng, gần các bệnh viện, trung tâm thương mại và đặc biệt là khu Hoa kiều. Nếu xây dựng bài bản nơi đây sẽ là trung tâm thương mại sầm uất không thua kém Parkson Hùng Vương hay An Đông Plaza. “Khu đất này phù hợp để xây dựng một khu phức hợp là trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp. Bởi khu vực này hiện nay chỉ có một số ít dự án căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại được đưa vào sử dụng, trong khi dân số nơi đây rất đông đúc và giàu có”, ông Trinh tính toán.
Ông Trinh cũng nhận xét khi khu đất này về tay Công ty An Đông chắc chắn sẽ hồi sinh trở lại bởi đơn vị này trực thuộc Vạn Thịnh Phát đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản khi đã phát triển hàng loạt dự án như An Đông Plaza, khách sạn Windsor, tòa nhà phức hợp Times Square...
Đập bỏ tòa nhà
Hiện chủ đầu tư mới của dự án Thuận Kiều Plaza đang tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch, thiết kế lại dự án. Theo đó, phương án được đưa ra là sẽ đập bỏ toàn bộ dự án này để xây dựng lại một dự án mới hoàn toàn. Tuy nhiên, phương án đập bỏ một dự án đồ sộ như thế này hiện vẫn chưa có. Theo một kỹ sư xây dựng, đối với một tòa nhà lớn như vậy, trên thế giới người ta hay dùng phương án đặt bom, mìn đánh sập tòa nhà. Tuy nhiên, tại VN chưa thấy tòa nhà nào lớn như Thuận Kiều Plaza áp dụng phương án này. Kỹ thuật cũng rất phức tạp. Không những thế, tòa nhà nằm ngay khu buôn bán, chợ sầm uất của Q.5 nên rất khó. Nếu đặt bom, mìn đánh sập dự án chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền để có kế hoạch di dời dân cư xung quanh để tránh nguy hiểm cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.