Tảng đá kỳ lạ chuyển màu xanh khi trời mưa
(18:55:57 PM 16/10/2014)
Tảng đá có khối lượng khoảng 12 tấn gần hồ Plescheevo, thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga. Ảnh: Live Journal
Thành phố Pereslavl-Zaleski cổ kính của Nga nổi tiếng với hồ Plescheevo, bởi đây là hồ có phong cảnh rất lãng mạn. Song thứ mà khách du lịch quan tâm hơn cả hồ Plescheevo là một tảng đá màu xanh biếc gần bờ hồ. Người dân địa phương gọi nó là tảng đá xanh biếc bởi hai lý do. Thứ nhất, tuyết không bao giờ phủ kín nó vào mùa đông. Thứ hai, nó chuyển sang màu xanh biếc mỗi khi trời mưa, The Moscow Times đưa tin.
Theo truyền thuyết, tảng đá khoảng 12 tấn từng nằm trên đỉnh một ngọn núi nhỏ gần hồ Plescheevo. Một bộ tộc coi đó là núi thiêng và thường xuyên đặt đàn tế lễ trên tảng đá.
Song, vào cuối thế kỷ X, nước Nga chọn đạo Kitô là quốc giá mới. Các thế lực phong kiến và tôn giáo bắt đầu cuộc đấu tranh không ngừng với tà giáo, tiêu diệt hình ảnh thần linh ngoại đạo, phá các nơi thờ phụng.
Năm 1152, người ta đẩy tảng đá xanh biếc từ trên đỉnh núi xuống bờ hồ Plescheevo. Nhiều người đồn đại rằng sau sự kiện ấy, hỏa hoạn tấn công một nhà thờ và, sau đó dinh thự của công tước ở ngoại ô sập xuống. Từ đó đến nay không công trình nào mọc lên trên núi.
Khi trời mưa, tảng đá chuyển sang màu xanh biếc. Ảnh: Live Journal
Vào đầu thế kỷ XVII, bất chấp sự ngăn cấm của các linh mục, người dân địa phương vẫn đến chỗ tảng đá xanh. Một số người tin nó có khả năng trị bệnh nan y. Nhiều người tổ chức lễ hội, đốt lửa và nhảy múa. Sau đó các chức sắc tôn giáo ra lệnh chôn đá xanh, nhưng 12 năm sau nó lại trồi lên mặt đất.
Khi xây một nhà thờ vào năm 1788, giới chức tảng dùng phiến đá làm móng cho công trình. Khi xe trượt tuyết chở nó qua hồ Pleshcheevo vào mùa đông, đột nhiên lớp băng trên mặt hồ nứt và xe chìm cùng phiến đá. Người dân phát hiện tảng đá di chuyển tới gần bờ hơn và nó nằm ở vị trí cách vị trí ban đầu khoảng 300 m vào năm 1858. Hơn 150 năm qua qua, các nhà khoa học vẫn chưa giải đáp những điều bí ẩn liên quan tới tảng đá xanh. Một giả thuyết cho rằng nó dịch chuyển vào bờ bởi thủy lưu mạnh do tác động của một sông chảy vào hồ. Những người khác lập luận rằng tảng đá gắn vào băng trong mỗi mùa đông và di chuyển theo dòng băng tan vào mùa xuân. Nhưng lý do khiến băng hay thủy lưu có thể lay khối đá 12 tấn và đẩy nó vào bờ vẫn là một bí ẩn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.